Tuần đáng nhớ của cổ phiếu bất động sản

Tuần đáng nhớ của cổ phiếu bất động sản

(ĐTCK) Cổ phiếu bất động sản đã có một tuần đáng nhớ khi dòng tiền được bơm mạnh vào, kéo nhiều mã bất động sản tầm trung tăng mạnh.

Mã bất động sản đầu tiên phải nhắc tới là SHN (sàn HNX) khi cổ phiếu này đã tăng trần trong 15 phiên liên tiếp. Cùng với đó, thanh khoản của SHN cũng khá cao và được duy trì khá ổn định.

Tính từ đầu tháng 12 đến nay, SHN liên tiếp tăng trần đã đẩy mức giá từ 800 đồng/CP (ngày 29/11) lên đến 2.600 đồng/CP (ngày 20/12) với mức biến động 225%. Trong đó, riêng tuần 16-20/12, SHN tăng 44,44%, đứng thứ hai trên thị trường (tuần 9-13/12, SHN dẫn đầu với mức tăng 38,46%).

Trong tuần qua, SHN đã có công văn giải trình về nguyên nhân tăng trần 10 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, công văn giải trình không có gì khác biệt so với các cổ phiếu tăng nóng khác.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE trong tuần 16-20/12

Giá ngày 20/12

Giá ngày 16/12

Biến động (%)

HAR

9.900

7.400

33,78

FCM

10.900

8.900

22,47

TTP

28.000

22.900

22,27

ITD

7.500

6.300

19,05

STT

3.600

3.100

16,13

NVN

3.100

2.700

14,81

HQC

7.800

6.800

14,71

HVX

4.700

4.100

14,63

DRH

2.400

2.100

14,29

BIC

14.600

12.900

13,18

Thông tin thực tế là SHN đang có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, bởi Công ty đã bị thua lỗ trong 2 năm 2011, 2012 và 9 tháng đầu năm 2013. Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP, thì doanh nghiệp niêm yết có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy niêm yết cổ phiếu.

Bên cạnh SHN, các mã thuộc nhóm cổ phiếu bất động sản cũng tăng trưởng mạnh như HAR, NVN, HQC, DRH trên sàn HOSE, hay S12, HHL trên sàn HNX. Các cổ phiếu này đều thuộc top 10 mã tăng nóng trong tuần qua. Trong đó, HAR dẫn đầu trên sàn HOSE với mức tăng trưởng 33,78%, giá cổ phiếu được đẩy từ 7.400 đồng/Cp (ngày 16/12) lên gần mệnh giá 9.900 đồng/CP (ngày 20/12).

Cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE trong tuần 16-20/12

Giá ngày 20/12

Giá ngày 16/12

Biến động (%)

SPM

25.300

32.000

-20,94

KSS

5.900

7.000

-15,71

VNG

5.600

6.600

-15,15

RIC

6.000

6.800

-11,77

VID

4.100

4.600

-10,87

VLF

6.400

7.100

-9,86

SRF

19.000

20.900

-9,09

TMS

26.500

29.000

-8,62

PNC

5.400

5.900

-8,47

HAS

4.900

5.300

-7,55

Thanh khoản của HAR cũng là điều đáng nể bởi trong tuần qua với mức khớp lệnh bình quân hơn 3,6 triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị bình quân 24,2 tỷ đồng/phiên. Điều này chứng tỏ dòng tiền đầu cơ tiếp tục ồ ạt chảy vào các cổ phiếu tăng nóng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, vị trí hoa khôi tuần qua là NVC trên sàn HNX. Cổ phiếu đang bị đưa vào diện bị kiểm soát này có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp, đẩy giá từ 1.100 đồng/CP (phiên 16/12), lên 1.600 đồng/CP (ngày 20/12) với mức tăng trưởng 45,45%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HNX trong tuần 16-20/12

Giá ngày 20/12

Giá ngày 16/12

Biến động (%)

NVC

1.600

1.100

45,45

SHN

2.600

1.800

44,44

S12

5.700

4.100

39,02

BHC

1.700

1.300

30,77

NST

8.400

6.500

29,23

VKC

6.900

5.500

25,45

HHL

1.500

1.200

25

PSG

1.500

1.200

25

VAT

4.000

3.200

25

GGG

1.600

1.300

23,08

Trong khi đó, FLC cũng đã giảm bớt nhiệt. Nếu tuần trước có mức tăng trưởng gần 20%, thì tuần này tăng 12,24% và không còn nằm trong top 10 mã có mức biến động giá mạnh nhất. Đặc biệt, trong phiên cuối tuần, FLC bị ép giá mạnh trong đợt ATC, kéo mã này giảm mạnh xuống mức thấp nhất ngày.

Tương tự là mã KAC. Nếu tuần trước, KAC có mức tăng trưởng 30,99% mạnh nhất sàn HOSE, thì tuần này chỉ còn tăng 10,75% từ mức giá 9.300 đồng/CP (ngày 16/12) lên 10.300 đồng/CP (ngày 20/12).

Cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HNX trong tuần 16-20/12

Giá ngày 20/12

Giá ngày 16/12

Biến động (%)

TET

10.200

13.800

-26,09

TH1

27.000

33.700

-19,88

IDV

17.500

21.100

-17,06

NDX

9.100

10.700

-14,95

SPI

4.900

5.600

-12,5

NHA

3.600

4.100

-12,2

DST

4.500

5.000

-10

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhóm cổ phiếu bất động sản hạng trung vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt đà hồi phục trong những phiên giao dịch gần đây. Tuy nhiên, xét trên góc độ cơ bản, khác với nhịp tăng trước, chúng tôi chưa nhận thấy lý do cơ bản đủ thuyết phục để nhóm này có thể tăng đồng loạt và kéo dài.

Cơ hội chỉ hiện hữu đối với một số doanh nghiệp bất động sản đã  thực hiện tái cơ cấu nợ thành công, chủ yếu  thông qua việc chuyển nhượng dự án, hoặc  thay đổi cấu trúc sản phẩm để tăng thanh khoản trên thị trường.

>> Tự doanh tiếp tục có tuần bán ròng

>> Sự kiện chứng khoán đáng chú ý cuối tuần

>> Chứng khoán tuần mới: Bình lặng sau "bão" ETFs

>> Khối ngoại bán ròng hơn 40 triệu cổ phiếu