Sau khi giới môi giới, tư vấn hay cò nhà đất trong nước tan ra vì thị trường đóng băng, hết việc đói ăn đóng cửa hàng thì đến lượt các hàng tư vấn ngoại lững lẫy một thời cũng tháo lui. Xem ra nghề "buôn nước bọt" phát đạt một thời nay đã lui tàn.
Hoành tráng một thời
CBRE Việt
Vì thế, thông tin hãng này rút lui khiến cho không ít dư luận đặt câu hỏi về việc doanh nghiệp tư vấn ngoại đã hết thời.
Sau CBRE Việt
Hiện doanh nghiệp tư vấn, tiếp thị quản lý và dịch vụ bất động sản ngoại chiếm tới 90% thị phần, trong khi đó số doanh nghiệp Việt Nam tham gia mảng này vẫn còn rất nhỏ, chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ trong một số lĩnh vực của ngành BĐS và chưa có tên tuổi uy tín.
Thị trường bất động sản gặp trầm lắng trong thời gian dài, doanh nghiệp gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc cắt giảm các hoạt động tư vấn tiếp thị dự án. Trước đây, chủ yếu những dự án bất động sản cao cấp mới đủ tài chính để mời các đơn vị ngoại vào tư vấn tiếp thị bán hàng vừa thể hiện sự đẳng cấp tạo cái "oai" cho chủ đầu tư vừa học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, để nhờ một đơn vị ngoại làm việc này không phải là điều dễ dàng, chủ đầu tư buộc phải chi tiền và chia lợi nhuận cho đơn vị này, kể cả lúc không bán được hàng vẫn chịu một chi phí lớn.
Với danh sách nguồn khách hàng cùng với mác "ngoại" những đơn vị tư vấn này nhanh chóng đưa ra những lời chào hấp dẫn người mua, đặc biệt là những người có nhiều tiền của. Thị trường bất động sản lên cơn sốt, nhà nhà đua nhau mua chính vì thế họ cũng không mấy qua tâm tới việc ai là người bán hàng, chủ đầu tư vui vẻ khi bán được còn đơn vị ngoại lại "vỗ ngực".
Các doanh nghiệp địa ốc từ
Chuyển sang ăn đong
Hết thời độc quyền, một dự án được "chia năm xẻ bảy".
Một dự án cũng được chia sẻ cho nhiều đơn vị ngoại. Ví dụ như dự án Keangnam, Savills Việt
Không còn thời gắn với các dự án cao cấp, nhiều đơn vị tiếp thị ngoại cũng đành "chơi" với các dự án bình dân hay không còn bó hẹp ở Hà Nội, TP. HCM mà mở rộng ra nhiều địa phương khác. Ở phân khúc văn phòng, nhiều tòa nhà hạng B, hạng C hay nhà dân cũng được gắn mắc cho thuê bởi đơn vị ngoại.
Theo tiết lộ của một chủ tòa nhà ở Thanh Xuân, đơn vị này đã từ chối ký hợp đồng tiếp thị trung tâm thương mại của dự án với một doanh nghiệp ngoại do sau thời gian đàm phán không thành và có nhiều bất cập.
Ông cho hay, đơn vị tiếp thị ngoại yêu cầu họ phải độc quyền, chủ đầu tư phải trả tiền truyền thông, marketing, họp báo,...đơn vị tư vấn được hưởng lợi nhuận từ hợp đồng thuê và ngay cả khách tự tìm tới chủ đầu tư không qua đơn vị tiếp thị. Sau gần 6 tháng, đơn vị này cũng không tìm nổi chục khách hàng, cuối cùng đành hủy hợp đồng. Ông cho biết, họ luôn tìm tới dự án có vị trí đẹp ở trung tâm, thường cho thuê hay bán được thì họ đã không cần tới tư vấn tiếp thị.
Một số dự án khác như Canal Park (Long Biên, Hà Nội), các dự án của Tập đoàn Vingroup... cũng đã được chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng với các nhà tiếp thị ngoại. Một số doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước đang có xu hướng tự đứng ra đảm nhiệm luôn khâu này.
Chủ đầu tư một dự án căn hộ ở Hà Đông, mặc dù chưa có một đơn vị tiếp thị nội hay ngoại nào tư vấn nhưng số lượng căn hộ của dự án hầu như bán hết. Nếu giá cả, diện tích hợp lý thì không cần phải dùng bất cứ "chiêu" bán hàng nào, khách hàng cũng tự tìm đến.
"Không thể phủ nhận vai trò của tư vấn ngoại nhưng doanh nghiệp nội vẫn là người hiểu rõ thị trường hơn chính vì thế họ có nhiều lợi thế. Hiện tại, doanh nghiệp nội vẫn chưa phát huy vai trò của mình bởi hầu hết doanh nghiệp chỉ lo đầu tư mà chưa tính chuyện tiếp thị quản lý và dịch vụ sau đó. Sân chơi dành cho nội vẫn còn nhiều, nếu doanh nghiệp biết nắm cơ hội", ông Nguyễn Minh Tuấn, một chuyên gia tư vấn bất động sản cho hay.