Những chiếc nắp chai được khách hàng và nhân viên tại các điểm bán bia Tiger thu gom lại để tái chế thành vật liệu xây cầu hỗ trợ cộng đồng

Những chiếc nắp chai được khách hàng và nhân viên tại các điểm bán bia Tiger thu gom lại để tái chế thành vật liệu xây cầu hỗ trợ cộng đồng

Từ những chiếc vỏ chai, lon đến chuỗi cung ứng nghìn tỷ của HEINEKEN Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bạn có bao giờ tự hỏi một chai bia sau khi sử dụng sẽ đi về đâu? Hãy cùng tìm câu trả lời từ mô hình kinh tế tuần hoàn tại HEINEKEN Việt Nam, với những ý tưởng sáng tạo nhằm tối ưu hóa tài nguyên, từ đó kiến tạo giá trị bền vững cho môi trường, cho doanh nghiệp và các đối tác.

Câu chuyện của những chiếc vỏ chai, lon

Tại HEINEKEN Việt Nam, một chai thủy tinh có thể được tái sử dụng tới 20 lần, còn mỗi chiếc két nhựa có tuổi thọ từ 5-10 năm. 100% lon bia cũng được tái chế. So sánh với lượng sản phẩm trong một năm của HEINEKEN, không khó để hình dung khối lượng bao bì được tái chế/ tái sử dụng lớn đến mức nào.

Để tái sử dụng, vỏ chai từ thị trường khi thu hồi trở lại về nhà máy phải trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo những tiêu chuẩn vệ sinh khắt khe nhất. Kết thúc thời hạn tái sử dụng lên tới 20 lần, chai được trả về nhà máy thủy tinh để tái chế.

Vỏ chai, lon và két bia của HEINEKEN Việt Nam được tái chế, tái sử dụng nhằm tối ưu hóa tài nguyên.
Vỏ chai, lon và két bia của HEINEKEN Việt Nam được tái chế, tái sử dụng nhằm tối ưu hóa tài nguyên.

Đối với lon nhôm, không những thu hồi và tái chế toàn bộ, Công ty còn giảm 9% độ dày của lon từ 0,270 mm xuống còn 0,245 mm và chọn loại nhôm nhẹ làm nắp lon, giúp giảm 0,3g mỗi nắp mà vẫn đảm bảo chất lượng bao bì, qua đó giảm sử dụng trên 4.000 tấn nhôm mỗi năm.

Bên cạnh đó, những két đựng bia bằng nhựa sau thời hạn sử dụng từ 5-10 năm sẽ được cán vụn và bán lại cho các công ty sản xuất nhựa. Các két nhựa này sẽ được tái chế thành những sản phẩm như pallet nhựa, sóng nhựa hoặc những sản phẩm khác theo nhu cầu sử dụng.

Với bao bì carton, HEINEKEN Việt Nam đã chuyển từ carton sóng B sang sóng T làm từ 100% giấy tái chế, mỏng hơn nên tiết kiệm được 273 tấn giấy bao bì mỗi năm, giúp tăng hiệu suất vận chuyển thêm 17%.

Cây cầu làm từ vật liệu tái chế đã giúp giao thông của người dân được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Cây cầu làm từ vật liệu tái chế đã giúp giao thông của người dân được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Nhắc đến các sáng kiến kinh tế tuần hoàn, không thể không kể tới ý tưởng sáng tạo của nhãn hàng bia Tiger: Năm 2019, Tiger Beer đã chung tay cùng với người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh thu gom và tái chế hơn 2 tấn nắp chai thành nguyên liệu hỗ trợ xây dựng 2 cây cầu tại An Giang và Tiền Giang. Dự án mang tính đột phá này đã góp phần giải quyết vòng đời hiện tại của những chiếc nắp chai vốn được xem như rác thải.

Những phương thức sáng tạo nhằm tối ưu hóa vòng đời của tài nguyên nói trên chính là những ví dụ điển hình của mô hình kinh tế tuần hoàn được HEINEKEN áp dụng trong hoạt động đóng gói bao bì sản phẩm. Tính rộng ra trên toàn bộ chuỗi cung ứng, Công ty đã tái sử dụng và tái chế tới 99% chất thải hoặc phụ phẩm, nghĩa là gần như không còn chất thải chôn lấp. Đây là một thành quả rất đáng tự hào của doanh nghiệp sản xuất, không chỉ giúp giảm chi phí, mà qua đó nâng cao giá trị tài nguyên, giảm thiểu tác động tới môi trường.

Nguồn cung ứng nội địa tạo giá trị hàng nghìn tỷ đồng

Song song với việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, trong suốt 30 năm hoạt động tại Việt Nam, HEINEKEN đã dày công xây dựng chuỗi cung ứng, thực hiện cam kết tăng cường thu mua nguyên liệu liệu bao bì từ nguồn cung ứng nội địa. Hiện chuỗi cung ứng bao bì của Công ty đạt tới 99% từ nguồn cung nội địa, tạo giá trị kinh tế gần 5.700 tỷ đồng/năm.

Để đảm bảo chất lượng nguồn cung ứng đồng thời nâng cao năng lực cho nhà cung cấp, HEINEKEN áp dụng Bộ Quy tắc nhà cung cấp với tất cả nhà cung cấp trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Bộ Quy tắc này đưa ra những hướng dẫn cụ thể và những tiêu chuẩn tối thiểu phải tuân thủ trong các lĩnh vực: Sự liêm chính và ứng xử trong kinh doanh, quyền con người và môi trường.

Là nhà cung cấp két nhựa cho HEINEKEN Việt Nam đã hơn 20 năm, đại diện Công ty TNHH Nhựa Long Thành (Long Thành Plastic) cho biết, Công ty luôn đặt mục tiêu không ngừng cải tiến hệ thống và công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của HEINEKEN.

Cụ thể, trong những năm qua, Long Thành Plastic đã đầu tư các máy móc, công nghệ hiện đại như robot 4.0, xây dựng nhà xưởng với dây chuyền tự động.

Kho bãi cũng được đầu tư công nghệ tiến tiến, thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện năng, trong đó có các hạng mục được cải tiến vượt bậc như Hệ thống kệ bán tự động Orbiter (SOS), hệ thống Phòng cháy chữa cháy…

Long Thành Plastic cũng là doanh nghiệp duy nhất ở khu vực Đông Nam Á được HEINEKEN cấp giấy chứng nhận sản xuất khuôn két và két bia.

Đại diện Công ty cũng chia sẻ: “Chúng tôi tự hào được HEINEKEN Việt Nam đánh giá là đối tác chiến lược qua hơn 25 năm gắn bó. Mối quan hệ hợp tác này đã tạo động lực giúp chúng tôi nâng cao năng lực về nhiều mặt, đồng thời khẳng định uy tín của Long Thành Plastic trên thị trường, từ đó mở rộng quan hệ hợp tác ra toàn cầu.”

Được biết, trong năm 2019, HEINEKEN Việt Nam còn hỗ trợ tạo ra 212.000 việc làm (trực tiếp và gián tiếp), đóng góp 0,95% tổng GDP của Việt Nam.

Tin bài liên quan