Từ ngày 15/6, mua bán vàng không hóa đơn điện tử bị rút giấy phép

Từ ngày 15/6, mua bán vàng không hóa đơn điện tử bị rút giấy phép

Từ ngày 15/6, mua bán vàng không có hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ bị rút giấy phép

0:00 / 0:00
0:00
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa mới đây.

Cụ thể, bắt đầu từ hôm nay (15/6), đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép.

Hiện cả nước có trên 12.500 doanh nghiệp có hoạt động mua bán chế tác vàng bạc và trên 5.000 hộ, cá nhân gia công vàng. 100% các doanh nghiệp đã áp dụng hóa đơn điện tử.Kiểm soát xuất hóa đơn kinh doanh vàng Hóa đơn điện tử giúp quản lý thị trường vàng.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế trên toàn quốc đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử.

Muốn xuất hóa đơn cần có đủ thông tin của người mua, người bán. Nhưng cũng có khách hàng không chịu cung cấp thông tin. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể xuất hóa đơn điện tử, nhờ vào giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế. Doanh nghiệp vẫn xuất hóa đơn từng lần bán cho khách lẻ.

Khi đi mua hay bán vàng thì người dân sẽ nhận về những tờ hóa đơn điện tử. Hiện nay Cục thuế TP Hà Nội đang tích cực tuyên truyền cho người dân đi mua vàng hãy nhận hóa đơn điện tử để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, đã có 7.225 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng bạc áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với số lượng 1,34 triệu hóa đơn điện tử đã sử dụng.

Trước đó, NHNN TPHCM đã đưa ra đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2-12/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng với cơ chế phù hợp, trong đó cần hạn chế việc thanh toán mua bán vàng miếng bằng tiền mặt.Đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng thanh toán bằng tiền mặtTheo NHNN Chi nhánh TP.HCM, Nghị định 24 về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã mang lại những kết quả tích cực, quan trọng đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần chống đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, NHNN Chi nhánh TP.HCM cho rằng, sau hơn 10 năm áp dụng, hiện Nghị định này đã và đang tồn tại nhiều hạn chế và vướng mắc gây nên những tồn tại, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, thị trường như chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước ngày càng cao.

Những phát sinh tồn tại hạn chế từ thị trường đòi hỏi cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý về thị trường, giá vàng, nguyên liệu đầu vào, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác truyền thông… Vì vậy, NHNN Chi nhánh TP.HCM kiến nghị đề xuất chỉnh sửa, bổ sung Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Cụ thể, NHNN TP.HCM kiến nghị chỉnh sửa bổ sung Nghị định 24 theo hướng đảm bảo đạt được mục tiêu quan trọng của Nghị định 24 trong suốt hơn 10 năm qua. Đó là không để thị trường vàng tác động ảnh hưởng đến tỷ giá, đến thị trường ngoại hối và mục tiêu chống USD hóa, vàng hóa.

Vàng vẫn là loại hàng hóa đặc biệt có quan hệ trực tiếp đến ngoại tệ và tiền đồng; quản lý hiệu quả thị trường vàng có vai trò quan trọng, do đó kiến nghị chỉnh sửa bổ sung các quy định liên quan đến quản lý thị trường vàng. Trong đó, xem xét đề xuất cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả tránh tạo ra độc quyền và lợi ích nhóm cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.

Đặc biệt, NHNN TP.HCM kiến nghị NHNN nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và quy định hạn chế việc thanh toán mua bán vàng miếng bằng tiền mặt nhằm phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh vàng miếng của các đơn vị, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và phòng chống hoạt động rửa tiền.

Đồng thời, NHNN TP.HCM cũng đề xuất quy định trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến quản lý thị trường vàng (gồm cả vàng miếng và sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ). Trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật thị trường cũng như kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm.

Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ phát hiện ngăn ngừa và hạn chế sai phạm phát sinh, mà còn làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động này.

Tin bài liên quan