Tự chủ chuỗi logistics - Lợi thế của doanh nghiệp trước rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng

Tự chủ chuỗi logistics - Lợi thế của doanh nghiệp trước rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khi chuỗi cung ứng đứng trước nguy cơ đứt gãy do đại dịch, những doanh nghiệp tự chủ khâu quan trọng này có thể nắm lợi thế lớn khi sản xuất phục hồi.

Rủi ro đứt gãy cận kề

Cùng với câu chuyện duy trì sản xuất - kinh doanh và đảm bảo an toàn cho người lao động, việc đảm bảo chuỗi cung ứng, phân phối đang là vấn đề đau đầu với tất cả doanh nghiệp.

Theo báo cáo “Tình hình doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19” do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân mới công bố, lý do khiến doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời nhiều nhất là do đứt gãy chuỗi cung ứng ngay trong nước, tỷ lệ này chiếm tới 35,4%.

Từ đầu tháng 5/2021, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam lại tái bùng phát đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp: vận chuyển khó khăn và liên tục đối mặt với các áp lực khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí logistics tăng, năng lực sản xuất giảm…

Dù ngành giao thông và các địa phương đã có nhiều nỗ lực, việc duy trì hệ thống vận tải thông suốt vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: TTXVN.
Dù ngành giao thông và các địa phương đã có nhiều nỗ lực, việc duy trì hệ thống vận tải thông suốt vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: TTXVN.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết, hiện nay vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp là logistics, chủ trương của mỗi địa phương đều chưa đồng bộ khiến cho việc đưa nguyên vật liệu đến cơ sở sản xuất cũng như vận chuyển thành phẩm đến khách hàng hoặc đơn vị phân phối gặp khó khăn và chậm trễ.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - ông Trương Đình Hòe đánh giá, tháo gỡ vấn đề logistics cho doanh nghiệp sản xuất nằm ở khía cạnh địa phương chứ không còn ở Chính phủ.

Bởi chủ trương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của Chính phủ đã rõ ràng, các tỉnh thành cần chủ động quan tâm đến việc phục hồi sản xuất cho địa phương mình thông qua những giải pháp linh hoạt nhằm khuyến khích doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất trở lại.

Hàng hóa xuất khẩu thậm chí còn bị tác động lớn hơn khi cùng lúc gặp phải sự căng thẳng trong vận tải biển thế giới (ách tắc tại các cảng, khan hiếm container…). Trả lời báo chí, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, không đáp ứng thời hạn giao hàng, tệ hơn là có thể bị phạt vì vi phạm hợp đồng…

Lợi thế từ việc tự chủ chuỗi logistics

Trong bối cảnh khó khăn nêu trên, vẫn có những doanh nghiệp nắm được lợi thế nhờ việc sớm đầu tư để chủ động khâu vận chuyển, phân phối.

Như trường hợp Tập đoàn Kim Tín, doanh nghiệp đầu ngành trong mảng sản xuất và kinh doanh vật liệu hàn (que, dây hàn, thiết bị hàn…) với hơn 45% thị phần nội địa cũng như là nhà xuất khẩu lớn trong lĩnh vực này.

Hiện Kim Tín cũng đã gây dựng được tên tuổi trong các lĩnh vực vật liệu cơ bản khác như ván gỗ ép, sản phẩm sau ván tại Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, Kim Tín đã phát triển được hệ thống phân phối đa kênh với hơn 6.000 đại lý và hơn 950 khách hàng doanh nghiệp trên cả nước.

Tại mọi địa điểm ở Việt Nam, khách hàng đều có thể dễ dàng mua được sản phẩm của Kim Tín chỉ sau 5 phút di chuyển bằng xe máy. Hệ thống logistics này đã được Tập Đoàn Kim Tín chú trọng từ lâu để phát triển hệ sinh thái của mình.

Các doanh nghiệp tự chủ được hệ thống logistics sẽ có lợi thế lớn khi sản xuất phục hồi. Ảnh: NPL.
Các doanh nghiệp tự chủ được hệ thống logistics sẽ có lợi thế lớn khi sản xuất phục hồi. Ảnh: NPL.

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và kế hoạch mở rộng gia tăng thị phần, Tập đoàn Kim Tín cũng đã xây dựng hệ thống logistics riêng thông qua Công ty cổ phần Logistics nPL.

Công ty cổ phần Logistics nPL được thành lập năm 2015, cung cấp các giải pháp gồm vận tải, bốc xếp hàng hóa, lưu giữ hàng hóa và cho thuê xe có động cơ. Đến năm 2021, nPL sở hữu đội xe hơn 150 xe container và đầu kéo, 6 trung tâm điều phối.

Bên cạnh đó, nPL đang khai thác hệ thống kho bãi với tổng diện tích hơn 540.000 m2 đạt tiêu chuẩn tại các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng và khu vực miền Nam như Tp.Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.

Đến nay, Công ty nPL về cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu tự chủ về logistics của Tập đoàn mẹ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng như sẵn sàng cung ứng các giải pháp cạnh tranh cho các đối tác bên ngoài.

Ngoài phục vụ nội bộ, nPL cũng mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ trong nước cho các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng… Trong tương lai công ty định hướng phát triển thêm khách hàng thương mại điện tử.

Nhìn chung, việc doanh nghiệp như Kim Tín xây dựng được cho mình mô hình in-house logistics là lợi thế rất lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hoạt động.

Việc tự chủ hoạt động logistics giúp doanh nghiệp chủ động trong các kế hoạch sản xuất, phân phối hàng hóa, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến chuỗi cung ứng. Và sau dịch bệnh, doanh nghiệp cũng có cơ hội phục hồi tốt hơn dựa trên nền tảng sẵn có này.

Theo thông tin từ Kim Tín, doanh nghiệp thành viên chuyên về vận tải, logistics là nPL ghi nhận kết quả khả quan trong nửa đầu năm, doanh thu đạt 73 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ logistics trong nội bộ Tập đoàn chiếm hơn 27% tổng doanh thu. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm từ mức 64,5% năm 2019 xuống 34,8% năm 2020 và được thay thế bởi việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài ngày càng gia tăng và đa dạng.

Tin bài liên quan