ACMF được thành lập từ tháng 4/2004 nhằm tạo lập diễn đàn dành cho các cơ quan quản lý chứng khoán ASEAN tư vấn các sáng kiến liên quan đến thị trường vốn. Tổ chức này hoạt động với mục tiêu hài hòa các chuẩn mực về thị trường vốn trong khu vực ASEAN, xúc tiến hội nhập thị trường rộng lớn với trọng tâm là tự do hóa luồng vốn trong khối, huy động nhiều hơn các luồng tiền đầu tư chéo.
Về vấn đề này, bà Dato' Zarinah Anwar, Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán
Theo bà Dato' Zarinah Anwar, mỗi nhà đầu tư có thể lựa chọn cách thức đầu tư trực tiếp thông qua các môi giới chứng khoán hoặc có thể thông qua việc mua chứng chỉ quỹ hoặc các đơn vị ủy thác đầu tư. Và với việc chuẩn mực hóa các tiêu chuẩn trong khu vực sẽ giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro do không quen thuộc với biến động của thị trường, từ đó hạn chế rủi ro khi đầu tư ở nước ngoài.
Các chuẩn mực quản lý thị trường vốn mà ACMF hướng tới bao gồm 4 nội dung: công bố thông tin chào bán chứng khoán; quy tắc phân phối chứng khoán; tuân thủ nguyên tắc kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế khi chuẩn bị báo cáo tài chính; và công nhận lẫn nhau đối với các bằng cấp của người hành nghề chứng khoán chuyên nghiệp.
Hiện nay, các nước trong khu vực đang sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau về công bố thông tin, chuẩn mực kế toán và các quy định về phân phối chứng khoán (thời hạn từ 28 ngày đến 3 tháng), từ đó gây khó khăn cho các DN trong việc chuẩn bị hồ sơ, đồng thời tốn kém thời gian và tiền bạc. ACMF sẽ ban hành một bộ quy định chung về công bố thông tin (được gọi là các chuẩn mực ASEAN) đối với việc chào bán lần đầu các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, các chuẩn mực ASEAN phần lớn dựa theo Các chuẩn mực quốc tế về công bố thông tin để chào bán qua biên giới và niêm yết lần đầu của các tổ chức phát hành của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO). Bên cạnh đó, mỗi nước cũng được linh hoạt trong việc đưa ra các quy định bổ sung (gọi là Các chuẩn mực cộng +). Theo đánh giá của một số nhà đầu tư tổ chức, những chuẩn mực công bố thông tin hiện nay của Việt
Về báo cáo tài chính, ACMF đang cân nhắc việc lựa chọn áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards - IFRS) và Các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (International Standards of Auditing - ISA), nhưng là các chuẩn mực chung đối với việc chuẩn bị báo cáo tài chính được yêu cầu trong các hồ sơ công bố thông tin để chào bán qua biên giới. Hiện nay, chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn hóa đào tạo người hành nghề chứng khoán chuyên nghiệp sẽ là một yêu cầu không thể thiếu để đào tạo các nhà môi giới đáp ứng yêu cầu chung của khu vực, từ đó các nước khối ASEAN có thể công nhận lẫn nhau các chứng chỉ và bằng cấp. Đây là một tiền đề quan trọng để tự do hóa và quốc tế hóa hơn nữa thị trường nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán trong nước, vốn được coi là một trong những khó khăn lớn của ngành chứng khoán Việt
Trao đổi với báo giới, ông Cảnh cho biết, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của TTCK Việt Nam vào khu vực và thế giới, cộng thêm yếu tố tăng trưởng kinh tế thuận lợi với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 dự kiến đạt 8,7%, Việt Nam đang vươn lên đứng ở vị trí thứ 6 trong số 141 quốc gia được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư (theo khảo sát của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc - UNCTAD). Chất lượng nguồn cung hàng được cải thiện cùng những chuyển biến tích cực theo hướng quốc tế hoá các tiêu chuẩn quản lý, TTCK Việt Nam năm 2008 hứa hẹn những đột phá mới, tiếp tục là điểm đến cho các khoản đầu tư trong khu vực và trên thế giới.