TTCK dưới áp lực thoái vốn của Indochina Capital Vietnam

TTCK dưới áp lực thoái vốn của Indochina Capital Vietnam

(ĐTCK-online) Sau hơn 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Quỹ đầu tư Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) đã chính thức tuyên bố đóng quỹ, trong vòng 12 - 18 tháng sẽ tiến hành thoái vốn. TTCK Việt Nam sẽ ra sao trước áp lực thoái vốn này?

 Danh mục cổ phiếu niêm yết của ICV

Ngày 31/7/2009, danh mục của ICV tập trung ở 9 mã cổ phiếu lớn đang niêm yết trên HOSE (xem bảng 1). Danh mục này có khoảng 29,13 triệu cổ phiếu, Vietstock ước tính trị giá khoảng 1.700 tỷ đồng (tính theo giá ngày 4/9). Tuy nhiên, hiện chưa có báo cáo giá trị tài sản ròng (NAV) đến ngày 30/8/2009 để biết chính xác danh mục mà ICV đang nắm giữ.

TTCK: Áp lực trong ngắn hạn

TIN LIÊN QUAN

* ICV thoái vốn: Chuyện nhỏ!

* ICV thanh lý cổ phiếu, đâu phải sao quả tạ

*  Indochina Capital Việt Nam: Tan tác vì quỹ đầu cơ

* Số mệnh Indochina Capital Vietnam được an bài

* Nghiệt ngã quỹ đầu tư

* Hợp tác Dragon Capital và Indochina Capital bất thành 

* Indochina và Dragon thỏa thuận liên doanh quản lý Quỹ ICV

Theo bảng 1 thì 9 mã cổ phiếu có giá trị lớn nhất trong danh mục của ICV có tổng giá trị tương đương với 1 phiên giao dịch trung bình trên HOSE. Nhưng xét từng mã cổ phiếu thì số lượng của mỗi mã có quy mô khá lớn so với khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân trong tháng 8. Do đó, ngay cả khi chia nhỏ danh mục để bán (nhằm tránh làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu), ICV cũng sẽ mất khá nhiều thời gian để bán hết lượng cổ phiếu này. Tuy nhiên, bằng sự ảnh hưởng của tâm lý thị trường, sức

Mặc dù vậy, thực tế thị trường thời gian qua cho thấy, nhiều cổ phiếu vẫn có sự tăng trưởng về giá, dù xuất hiện lượng cung lớn. Chẳng hạn, Quỹ Dragon Capital bán ra hơn 6 triệu cổ phiếu VCG từ ngày 20/4 đến ngày 10/6, nhưng mã này vẫn có mức tăng giá 124% trong cùng thời gian. Hay việc PVFC bán ra 9,9 triệu cổ phiếu PVD từ ngày 25/8 đến ngày 2/9, nhưng giá cổ phiếu này vẫn giữ ở mức 92.000 đồng/CP. Chỉ trong 2 ngày, PVFC đã thực hiện xong giao dịch này với tổng trị giá lên đến hơn 950 tỷ đồng, bởi tìm được đối tác để bán thỏa thuận. Đây có thể là con đường giúp ICV thoái vốn mà không ảnh hưởng mạnh đến giá trị nhận được cũng như ảnh hưởng đến thị trường.

Bảng 1: Danh mục cổ phiếu niêm yết của ICV ngày 31/07/2009

 

Giá vốn

(tỷ đồng)

Giá ngày 4/9 (đồng)

Lời/lỗ

Tỷ trọng

BVH

81,429

39.000

-52%

25,5%

VCB

116,785

54.500

-53%

19,2%

FPT

196,522

84.000

-57%

10,0%

VNM

120,833

149.000

23%

4,6%

DPM

61,417

47.600

-22%

8,1%

GMD

32,105

81.500

154%

6,4%

HPG

40,562

67.500

66%

5,6%

REE

32,062

46.100

44%

7,0%

PHR

62,058

45.500

-27%

13,5%

Nhưng cũng cần phải kể đến thời điểm và tâm lý thị trường. Trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6, thị trường có sức bật lớn do nhiều yếu tố hỗ trợ (TTCK thế giới phục hồi, kinh tế trong nước và thế giới dần thoát khỏi khủng hoảng…) nên mặc dù PVFC (đăng ký bán các cổ phiếu như CII, PVT, DPM…) hay Dragon Capital đăng ký bán ra nhiều cổ phiếu, thì giá vẫn tăng. Bối cảnh hiện nay đã khác. Thị trường đang xuất hiện một số yếu tố bất lợi như: TTCK Việt Nam đã tăng điểm mạnh nên khả năng điều chỉnh là rất cao; gói kích cầu thứ nhất sắp kết thúc trong khi chưa có thông tin chính thức về gói kích cầu thứ hai; Credit Suisse khuyên nên chốt lời với chứng khoán Việt Nam; chứng khoán Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro bong bóng… Do đó, ICV thoái vốn là một thông tin ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý thị trường.

Bảng 2: Thay đổi NAV của một số quỹ tại Việt Nam

Tên quỹ

Ngày mở quỹ

Vốn ban đầu

(triệu USD)

NAV

hiện tại

Thay đổi

DWS Vietnam Fund

8/12/2006

271,3

274

1,0%

Blackhorse Enhanced Vietnam Fund

2//2007

76,0

32

-57,9%

Manulife Progressive Fund

1/2005

13,6

10

-26,3%

PRUBF1

2007

27,1

25

-7,8%

* Tỷ giá quy đổi 18.432 VND/USD

Liệu có một ICV khác ở Việt Nam?

Lúc mở quỹ vào năm 2007, ICV có giá trị khoảng 500 triệu USD, nhưng đến ngày 31/7/2009, NAV của Quỹ chỉ còn 243 triệu USD, tức giảm khoảng 50%. Một số quỹ khác tại Việt Nam cũng có mức sụt giảm NAV khá lớn (xem bảng 2). Nghĩa là NAV lớn hơn nhiều so với giá chứng chỉ quỹ (CCQ). Rõ ràng, vào lúc này, việc thoái vốn sẽ có lợi cho các NĐT sở hữu CCQ.

Câu hỏi đặt ra là: tại sao có cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng ICV lại quyết định thoái vốn? Các quỹ khác có cùng chung số phận như ICV hay không?

Điều này chính là do các nhà đầu cơ đã sở hữu một số lượng CCQ đủ lớn để tác động đến quyền kiểm soát ICV. Họ là những người mong muốn thu lời trong ngắn hạn nên đã đề xuất và thông qua phương án đóng quỹ nhằm thu lợi. Cuối năm 2008, giá thị trường của CCQ ICV có lúc thấp hơn giá trị tiền và tương đương tiền tính trên mỗi CCQ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu cơ tiến hành mua vào. Điều kiện hiện nay thuận lợi cho họ thanh lý danh mục để thu lợi. Giá mỗi CCQ này cuối năm 2008 là dưới 2,5 USD/CCQ, trong khi NAV hiện nay là 5,32 USD/CCQ.

Rõ ràng, để xảy ra hiện tượng như ICV, vấn đề không đơn thuần là giá CCQ có thấp hơn NAV hay không, mà còn do ai là đối tượng chính sở hữu quỹ. Nếu như các nhà đầu cơ thâu tóm và nắm quyền lớn tại các quỹ ở Việt Nam, thì câu chuyện như ICV có thể tái diễn.

mua đối với các cổ phiếu này có thể giảm, gây ra tình trạng khó thoái vốn. Khi đó, nếu ICV không tìm được nhà “bao tiêu” lượng cổ phiếu của mình thì đây sẽ là một kịch bản không tốt cho VN-Index khi mà danh mục này gồm nhiều mã blue-chip.