Ông đánh giá thế nào về kinh tế Việt Nam năm 2022?
Năm 2022 tăng trưởng kinh tế tích cực nhờ cuối năm 2021 chúng ta kiểm soát dịch bệnh tốt. Từ quý IV/2021, mở cửa nền kinh tế hoạt động bình thường hóa trở lại là động lực để thúc đẩy phục hồi nhanh của năm 2022. Đặc biệt, nhờ gói phục hồi và giải pháp giảm thuế đối với doanh nghiệp đã mang lại sự hứng khởi cho doanh nghiệp. Do đó các quý I, quý II và quý III/2022, chúng ta có tăng trưởng. Nhưng bước sang quý IV đà tăng giảm do kinh tế bên ngoài đang có những biến động mạnh, thị trường tiền tệ ở Việt Nam tạo ra khó khăn đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúng ta phải đánh giá năm 2022 thực sự khách quan không quá đánh giá lạc quan quá mức không phù hợp diễn biến trên khu vực tài chính và kinh tế để có chính sách phù hợp nếu lạc quan quá mức cho rằng phục hồi rất tốt là đánh giá sai lầm.
Ông dự báo năm 2023 sẽ thế nào, có những khó khăn nào chúng ta sẽ phải đối mặt?
Năm 2023 và có thể kéo dài đến 2024 gần như các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong yếu tố bất lợi là chủ yếu. Kinh tế thế giới năm 2023 có dự đoán suy giảm và năm 2024 suy thoái. Nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh và tác động đến đơn hàng của doanh nghiệp tại Việt Nam vì Việt Nam là nước xuất khẩu.
Bên ngoài giá năng lượng vẫn ở mức cao đặc biệt là xăng dầu, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, có nghĩa lãi suất tăng, tỷ giá đồng USD/VND tăng đồng VND mất giá, yếu tố bên ngoài đẩy chi phí vào bên trong. Việc này đã xảy ra 2 năm nay và tiếp tục tác động nhanh khi tỷ giá bị điều chỉnh. Doanh nghiệp vừa phải thu hẹp sản xuất do yếu tố bên ngoài tác động, chi phí tăng lên phải điều chỉnh sản xuất, lợi nhuận doanh nghiệp ít đi. Thậm chí doanh nghiệp còn chịu thua lỗ và sẽ thu hẹp sản xuất.
Nhìn yếu tố bên trong, chúng ta đang mất đi một khoản thu nhập lớn trong nền kinh tế khi nhà đầu tư thua lỗ khi đầu tư tài chính, nhiều nhà đầu tư mất mấy chục phần trăm, thậm chí sạt nghiệp. Điều này sẽ tác động đến cầu trong nước suy giảm do đầu tư trên thị trường tài chính suy giảm, thua lỗ.
Niềm tin của nhà đầu tư giảm sút bởi đứt gãy trên thị trường vốn. Khi chưa có niềm tin, họ có tiền cũng không đầu tư, thanh khoản thị trường thu hẹp lại.
Doanh nghiệp đã khó như vậy, nếu họ muốn đầu tư cũng không thu hút được vốn, các kênh huy động vốn đều tắc nghẽn. Trong khi những thay đổi chính sách rất chậm, điều hành thị trường vốn tạo ra sự đứt gãy.
Vậy theo ông cần phải có những thay đổi gì để bức tranh kinh doanh được sáng hơn?
Nếu không có những thay đổi đột biến, đột phá, năm 2023 và các năm sau đó tiếp tục khó khăn.
Trước mắt, giải ngân đầu tư công cần nhiều và nhanh hơn nữa để giải tỏa tâm lý nhà thầu, phải điều chỉnh tổng mức dự án do giá vật tư đầu vào tăng cao, phải điều chỉnh để họ yên tâm làm có lãi ít nhất không lỗ.
Thứ hai, thay đổi điều kiện và cách thức thủ tục thanh toán cho nhà thầu ở kho bạc nhà nước. Hiện nay kho bạc nhà nước chỉ giải ngân theo mùa thông thường cuối năm trong khi khối lượng công việc diễn ra cả năm nếu kho bạc không thanh toán dẫn đến toàn bộ hệ sinh thái nợ lẫn nhau họ phải vay vốn ngân hàng để thực hiện nhưng giờ vay vốn cũng khó. Nên quy định kho bạc phải giải ngân trong vòng 24h, thay đổi điều kiện giải ngân thanh toán.
Vốn đầu tư giải ngân được giảm đi áp lực về thanh khoản và dòng tiền trên thị trường tiền tệ đây là chỗ cung tiền lớn vì chúng ta đang ứ đọng khối tiền lớn nhanh chóng tháo đập này để nước về đồng đang khô cạn.
Chúng ta không cần thay đổi gì chỉ thay đổi cách thức làm việc giải tỏa một phần khá lớn trên nhu cầu vốn của nền kinh tế và hoạt động doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần thay đổi cách thức điều hành kinh tế vĩ mô phải linh hoạt, lâu nay điều hành rất thắt chặt, gồm cả tiền tệ và tài khóa, đặc biệt thắt chặt tài khóa thu quá lớn nhưng chi cho doanh nghiệp ít. Có doanh nghiệp phải nộp khoản phạt hồi tố trong thời gian ngắn họ không sắp xếp được. Đặc biệt, thu tiền sử dụng đất đây là khoản lớn hàng năm.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đất đai thắt chặt hơn, doanh nghiệp đầu tư tạo ra tài sản nhưng ngày càng thắt chặt khiến hoạt động khó khăn hơn, tốn kém hơn, lâu dài hơn và bất định hơn. Nên rất cần một tư duy phát triển mới, tạo ra làn sóng cải cách mới.