TS Hà Quang Anh Giám đốc Trung tâm Phát thải carbon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh Dũng Minh.

TS Hà Quang Anh Giám đốc Trung tâm Phát thải carbon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh Dũng Minh.

TS. Hà Quang Anh: Chuyển đổi xe xanh, doanh nghiệp có cơ hội huy động nguồn đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trao đổi bên lề Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến”, TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát thải carbon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, bên cạnh các thách thức, doanh nghiệp đang có cơ hội lớn trong chuyển đổi sang phát triển xe xanh, xe điện thân thiện môi trường.

Ông đánh giá thế nào về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon ra môi trường?

Thuận lợi đầu tiên tôi muốn nói đến đây là cơ hội để chúng ta chuyển dịch công nghệ của mình. Trong quá trình chuyển dịch có thể sử dụng công nghệ mới hơn, tiến bộ hơn và ít phát thải hơn. Chúng ta gọi là công nghệ xanh, công nghệ thân thiện môi trường.

Thứ hai, chúng ta cũng sẽ có một cơ hội để nhìn nhận, đóng góp giá trị vào vấn đề chung của toàn cầu trong thực hiện các mục tiêu. Đó là vấn đề về giảm phát thải, vấn đề về hành tinh xanh, vấn đề về tương lai sau này.

Thứ ba, đây cũng là một cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình huy động các nguồn đầu tư. Nếu các doanh nghiệp chứng minh được hoạt động của mình bền vững và quản trị tốt. Thời gian gần đây chúng ta hay được nghe nhiều đến ESG, báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị. Nếu doanh nghiệp chứng minh được đáp ứng các tiêu chí ESG sẽ có những cơ hội để thu hút được nhiều nguồn đầu tư hơn từ các khối doanh nghiệp từ nước ngoài.

Còn về khó khăn, tôi muốn nói đến tính sẵn sàng, thực tế Việt Nam là một nước đang phát triển, phải cân đối giữa phát triển kinh tế và vấn đề về môi trường. Chúng ta cân đối giữa tài chính cho kinh tế và tài chính cho phát triển bảo vệ môi trường. Đó là một câu chuyện khó.

Thứ tư, khó khăn liên quan đến vấn đề về công nghệ. Phát triển công nghệ ở Việt Nam chưa phải là cao, chúng ta đang tiếp cận với những công nghệ mới nhưng đòi hỏi phải có thời gian, có những kiến thức, và yếu tố con người.

Hiện nay, đối với vấn đề biến đổi hậu nói chung, vấn đề về con người cũng đang là vấn đề cần phải được tập huấn, cần phải được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn. Ngay trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp về ô tô nói riêng, hiện chưa có cán bộ chuyên trách về vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề chuyên trách về môi trường nói chung, nếu có thì rất là ít, hoặc là kiêm nhiệm.

Ngoài ra, doanh nghiệp nếu chưa sẵn sàng, dành tài chính cho biến đổi khí hậu đôi khi là gánh nặng cho doanh nghiệp sẽ khó khăn.

Chúng ta đang có thuận lợi lớn nhất là sự quyết tâm của toàn bộ chính trị, tất cả dồn toàn tâm, toàn lực, người dân cũng nhận thức hơn về vấn đề biến đổi khí hậu, về vấn đề môi trường. Đó là động lực lớn để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát huy tốt những thuận lợi sớm đạt được cái mục tiêu chuyển đổi xanh.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay tiếp cận tài chính xanh gặp khó khăn do chưa đáp ứng được các tiêu chí, ông nhận định thế nào về vấn đề này?

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện xây dựng đề án thị trường carbon, đó được coi là một trong những yếu tố để doanh nghiệp huy động nguồn tài chính tốt cho doanh nghiệp dựa trên các tín chỉ carbon.

Tiếp cận nguồn vốn xanh là hướng tốt, có tính khả thi nếu doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí, góp phần giúp cải thiện các khó khăn về vấn đề kinh tế, tài chính.

Nhưng hiện nay các Bộ, Ban ngành đang phối hợp với nhau để cùng đưa ra những tiêu chí, để xây dựng đề án cho phù hợp. Chúng tôi hy vọng trong thời gian ngắn đây có thể có những thông số, tiêu chí phù hợp nhất để làm sao tạo được kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong cái quá trình tiếp cận những nguồn tài chính xanh để dùng ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Về phát triển tín chỉ carbon, ông đánh giá thế nào tiềm năng , dư địa của thị trường Việt Nam?

Thời gian vừa qua, chúng ta thấy rằng rất nhiều người cũng quan tâm tới vấn đề về tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon là một trong những công cụ thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Định giá carbon là một trong những công cụ để hỗ trợ cho việc giảm nhẹ phát thải nhà kính hiệu quả. Ở Việt Nam, tiềm năng để đạt tín chỉ carbon cũng còn đang trong quá trình nghiên cứu và đang trong quá trình báo cáo, xem xét để chúng ta tính toán.

Về cơ bản, chúng ta thấy rằng tín chỉ carbon được đến từ những dự án giảm phát thải, những dự án hấp thụ, tăng cường hấp thụ ví dụ từ rừng, từ những dự án giảm phát thải khác. Khi toàn bộ Đảng, Chính phủ và hệ thống chính trị và các doanh nghiệp chung tay để giảm phát thải, chúng ta sẽ có được tiềm năng từ cái việc giảm phát thải đó. Việt Nam có diện tích rừng lớn, các Bộ, Ban ngành đang tính toán để đảm bảo lượng carbon phù hợp đáp ứng nhu cầu đóng góp cho quốc gia (NDC) sau đó mới có cơ chế trao đổi buôn bán trong tương lai.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang chủ trì sửa đổi Nghị định 06 năm 2022 trong đó có một mảng liên quan đến phát triển thị trường carbon. Hiện nay, đang trong giai đoạn tiếp thu và hoàn thiện. Trong thời tới hy vọng Nghị định 06 sửa đổi sớm sẽ được thông qua, trong đó có mảng liên quan đến tín chỉ carbon.

Tin bài liên quan