Ông Rahman trả lời phóng viên rằng ông đã chuẩn bị sẵn thư từ chức và đang đợi để gặp gỡ với Thủ tướng Sheikh Hasian. Theo lịch trình, ông Rahman sẽ nghỉ hưu vào tháng 8 năm nay, khi bước sang tuổi 65, sau 7 năm giữ vị trí Thống đốc Ngân hàng trung ương Bangladesh.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bangladesh Abul Maal Abdul Muhith đã nhận định vụ cướp ngân hàng này cho thấy sự “kém cỏi” và cáo cuộc ngân hàng trung ương đã không hề thông báo cho ông biết về sự vụ này.
Ngày 13/3, Ngân hàng trung ương Bangladesh xác nhận một nhóm tin tặc đã đột nhập vào hệ thống máy tính của nhà băng này, nhập chính xác mã bảo mật và chuyển 81 triệu USD từ tài khoản của ngân hàng mở tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đến các sòng bạc tại Philippines trong 2 ngày 4-5/2/2016.
Việc Ngân hàng trung ương Bangladesh bị tin tặc công nghệ cao cướp đã trở thành “câu truyện cổ tích” kiểu mới đặt ra vấn đề về an toàn đối với tất cả các ngân hàng trên toàn cầu
Sau đó, nhóm tội phạm này còn thực hiện thêm các lệnh chuyển với tổng số tiền lên tới 850 triệu USD, nhưng không thành công.
Việc Ngân hàng trung ương Bangladesh bị tin tặc công nghệ cao cướp đã trở thành “câu truyện cổ tích” kiểu mới đặt ra vấn đề về an toàn đối với tất cả các ngân hàng trên toàn cầu. Xung quanh câu chuyện này, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra rằng Ngân hàng trung ương Bangladesh có thể làm tốt hơn trong việc ngăn chặn vụ cướp này. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra đối với ngân hàng của các quốc gia đang phát triển như Bangladesh.
“Tất cả các ngân hàng trung ương đều cần phải để mắt tới hệ thống của mình. Đây là thông điệp cho thấy vấn đề không phải ở hệ thống của Fed. Chìa khóa ở đây là con người. Họ trở nên lười biếng, họ phát triển những thói quen xấu”, Thống đốc Ngân hàng trung ương Sri Lanka Arjuna Mahendran cho biết.