Trước thềm cổ phần hóa, IDICO "nhận" quyết định kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố quyết định kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2016 của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam - TNHH MTV (IDICO).

Mục tiêu của đợt kiểm toán này nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của BCTC, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý tài chính - kế toán, quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của Nhà nước, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.

Đồng thời, nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong công tác quản lý, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Trước thềm cổ phần hóa, IDICO "nhận" quyết định kiểm toán ảnh 1

 Đến thời điểm hiện tại, IDICO đang là một doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ Xây dựng.

Nội dung kiểm toán bao gồm các hoạt động kiểm toán tài sản, nguồn vốn doanh thu, chi phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước.

Bên cạnh đó, cơ quan kiểm toán cũng sẽ thực hiện kiểm toán việc thực hiện quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính – kế toán, quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định của Nhà nước.

Phạm vi kiểm toán bao gồm niên độ tài chính năm 2016 và các thời kỳ trước đối với IDICO và các đơn vị liên quan. Thời hạn kiểm toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm toán tại các đơn

Trưởng đoàn kiểm toán - ông Phạm Thạch sẽ là người chịu trách nhiệm thành lập đoàn kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ. Ông Thạch hiện là Trưởng phòng Tổng hợp thuộc kiểm toán Nhà nước khu vực IV.

Mới đây, Công ty mẹ IDICO đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa theo hình thức kết hợp bán bớt phần vốn Nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Theo phương án cổ phần hóa, Nhà nước sở hữu 108 triệu cổ phần tương ứng 36% vốn điều lệ. Dự kiến đến 31/12/2018, Nhà nước sẽ thoái hết vốn; số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 1.694.500 cổ phần chiếm 0,56% vốn điều lệ; số cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược là 135 triệu cổ phần, chiếm 45% vốn điều lệ; còn lại hơn 55,3 triệu cổ phần sẽ đưa ra bán đấu giá công khai, chiếm 18,44% vốn điều lệ công ty.

Mức giá khởi điểm được ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định, đồng thời Bộ xây dựng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước sang SCIC.

Tin bài liên quan