Trong quý II/2022, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam ghi nhận doanh thu 0,11 tỷ đồng, giảm 0,14 tỷ đồng so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 60,14 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp ghi nhận âm 3,26 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận âm 3,5 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 23,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 23,29 tỷ đồng lên 123,05 tỷ đồng; chi phí tài chính ghi nhận 10 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận; lợi nhuận khác ghi nhận âm 42,3 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ lãi 0,59 triệu đồng); và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Trong cơ cấu doanh thu tài chính, chủ yếu là 123,1 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay, đầu tư.
Cơ cấu doanh thu tài chính của VEF. |
Công ty cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm trong quý II chủ yếu từ việc cập nhập chủ trương đầu tư, Công ty thực hiện ghi nhận vào chi phí một số giao dịch đã phát sinh của dự án tại Giảng Võ.
Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam ghi nhận doanh thu giảm 1,97 tỷ đồng về 0,49 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 9,7% so với cùng kỳ lên 141,04 tỷ đồng.
Trong năm 2022, VEF đặt kế hoạch doanh thu 10 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành tới 70,5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 423,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 1.126,7 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 275,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 205 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam tăng 4,2% so với đầu năm lên 9.001,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 4.023,7 tỷ đồng, chiếm 44,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.449,5 tỷ đồng, chiếm 27,2% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 1.575,2 tỷ đồng, chiếm 17,5% tổng tài sản.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 17,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 598,9 tỷ đồng lên 4.023,7 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 11,2%, tương ứng giảm 309,9 tỷ đồng về 2.449,5 tỷ đồng.
Cơ cấu chi phí xây dựng cơ bản dở dang của VEF. |
Xét cơ cấu tài sản dở dang dài hạn, chủ yếu 799,6 tỷ đồng dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; 643,98 tỷ đồng dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đông Anh; 116,98 tỷ đồng dự án Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại, văn hoá tại Ba Đình, Hà Nội; 14,7 tỷ đồng dự án Khu Chức năng Đô thị Nam đại lộ Thăng Long.
Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 14,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 205 tỷ đồng lên 1.605 tỷ đồng và chiếm 17,8% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, cổ phiếu VEF giảm 1.600 đồng về 102.000 đồng/cổ phiếu.