Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh chi phí năng lượng ở Trung Quốc tăng cao, không chỉ là giá dầu, mà còn đối với giá than, khí đốt tự nhiên và tình trạng thiếu điện ở một số tỉnh đã buộc một số nhà máy phải cắt giảm sản lượng. Lạm phát cũng đang tăng nhanh đang trở thành một vấn đề của Trung Quốc.
Trong một tuyên bố cuối ngày thứ Năm (9/9), Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia Trung Quốc (NFSR) cho biết, nước này đã khai thác nguồn dự trữ dầu khổng lồ của mình để làm “giảm bớt áp lực tăng giá nguyên liệu thô”.
Cơ quan dự trữ Trung Quốc cũng cho biết, việc luân chuyển dầu thô được “bình thường hóa” trong kho dự trữ nhà nước là “một cách quan trọng để lượng hàng dự trữ đóng vai trò cân bằng thị trường”, điều này cho thấy cơ quan này có thể tiếp tục đưa thêm dầu vào thị trường.
Cơ quan này cho biết, việc đưa dầu thô dự trữ quốc gia ra thị trường thông qua đấu giá mở “sẽ ổn định hơn cung cầu thị trường trong nước”.
Theo số liệu của Energy Aspects, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và đã dự trữ 220 triệu thùng dầu trong thập kỷ qua. Dự trữ hàng hoá này ở Trung Quốc khác với dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của Mỹ và châu Âu, vì chỉ được khai thác trong giai đoạn mất điện và chiến tranh. Tuy nhiên, Trung Quốc đang báo hiệu rằng, họ sẵn sàng sử dụng dự trữ của mình để cố gắng tác động đến thị trường.
Bob McNally, cựu cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng, người hiện đang điều hành Công ty Tư vấn Rapidan Energy Group ở Washington cho biết: “Đó là một tuyên bố khá rõ ràng về ý định sử dụng dự trữ quốc gia để giảm giá dầu cho các nhà máy lọc dầu trong nước”.
Tuyên bố được đưa ra sau giá đầu vào tại nhà máy của Trung Quốc tăng nhanh lên mức cao nhất trong 13 năm và chỉ một tháng sau khi Nhà Trắng công khai yêu cầu OPEC bơm thêm dầu thô vào thị trường trong bối cảnh giá xăng dầu tăng mạnh ở Mỹ.
Các hành động của Bắc Kinh và Washington cho thấy, hai nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới đang xem vùng 70 - 75 USD/thùng là ranh giới đỏ đối với giá dầu. Bão Ida cũng đã loại bỏ một loạt sản lượng dầu thô của Mỹ và cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cho Unipec của Trung Quốc.
Giá dầu đã phản ứng tiêu cực sau động thái của Trung Quốc. Giá dầu WTI đang dao động quanh 68 USD/thùng sau khi giảm 1,7% trong phiên ngày 9/9.
Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group cho biết: “Mặc dù tôi không thể thấy điều này có tác động đáng kể đến thị trường vật chất, nhưng đã làm tổn thương tâm lý nhu cầu mạnh mẽ”.
Các hàng hóa khác
Trung Quốc đã đưa vào thị trường các hàng hoá khác từ nguồn dự trữ chiến lược quốc gia, bao gồm đồng, nhôm và ngũ cốc. Trong quá khứ, Bắc Kinh hiếm khi xác nhận các bản phát hành mà thường có xu hướng đưa vào thị trường thông qua cuộc nói chuyện của các trader. Việc phát hành công khai lần này của Trung Quốc đang được nhiều người xem là một nỗ lực nhằm tối đa hóa tác động của động thái này.
Các trader và chuyên gia tư vấn đã phỏng đoán động thái tiếp theo của Bắc Kinh sẽ là gì. Amrita Sen, đồng sáng lập của Công ty Tư vấn Energy Aspects nhận định rằng, Trung Quốc đã xuất kho từ 20 - 30 triệu thùng trong mùa Hè và bất kỳ đợt đưa thêm sản lượng tiềm năng nào vào thị trường trong năm nay đều khó có thể vượt qua mức 10 - 15 triệu thùng.
Bắc Kinh đã thành công khi sử dụng nguồn dự trữ chiến lược để hạn chế giá hàng hóa tăng cao. Mặc dù thông thường động thái này sẽ khiến giá giảm mạnh, nhưng việc rút động thái này có xu hướng diễn ra trong thời gian ngắn.