Trung Quốc tăng cường nỗ lực phi đô la hóa thông qua bán trái phiếu Kho bạc Mỹ

Trung Quốc tăng cường nỗ lực phi đô la hóa thông qua bán trái phiếu Kho bạc Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trung Quốc đã bán kỷ lục trái phiếu Kho bạc Mỹ trong quý I, khi nước này chuyển hướng khỏi các tài sản liên quan tới đồng đô la.

Theo dữ liệu của của Bộ Ngân khố Mỹ, Trung Quốc đã bán ra 53,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ trong quý I/2024.

Nhìn chung, một ước tính đã tính toán rằng nước này đã bán 300 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ từ năm 2021 đến giữa năm 2023. Hoạt động bán ra này của Trung Quốc tăng đến mức thị trường lo lắng về lợi suất cao hơn.

Vào năm ngoái, Trung Quốc đã bán trái phiếu Kho bạc Mỹ để hỗ trợ đồng nhân dân tệ do đồng đô la tăng giá đáng kể. Điều này một lần nữa có thể xảy ra, vì đồng bạc xanh đã tăng mạnh nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ.

Trên thực tế, chỉ số đồng đô la Mỹ đã đạt mức cao tới 4,9% từ đầu năm đến nay, trong khi đồng nhân dân tệ giảm thấp hơn. Điều này khiến hàng nhập khẩu vào nước này trở nên đắt đỏ và có thể là một xu hướng ngày càng tồi tệ hơn nếu chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Mỹ tiếp tục hỗ trợ đồng bạc xanh.

Gần đây nhất, chính quyền Tổng thống Biden đã công bố thuế quan đối với một loạt sản phẩm tiên tiến của Trung Quốc, nhắm vào mọi thứ từ xe điện đến pin. Ngay cả cựu Tổng thống Donald Trump cũng cho biết sẽ áp dụng mức thuế cao tới 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu ông tái đắc cử.

Để đa dạng hóa dự trữ, Trung Quốc cũng đang nỗ lực hơn trong việc mua vàng. Bloomberg cho biết, hiện vàng đang chiếm 4,9% dự trữ của Trung Quốc, mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2015. Đó cũng là xu hướng được các ngân hàng trung ương khác theo sau, những ngân hàng trung ương đang mua vàng thỏi với tốc độ kỷ lục.

Nhưng sức mạnh của đồng đô la không phải là điều duy nhất thúc đẩy những xu hướng này. Trung Quốc cũng đang phi đô la hóa dự trữ ngoại hối của mình như một phần của phong trào rộng lớn hơn nhằm đa dạng hóa tài chính toàn cầu và phá vỡ sự thống trị của đồng đô la.

Nỗi lo sợ về các lệnh trừng phạt của Mỹ lần đầu tiên gây ra mô hình này ở các ngân hàng trung ương, sau khi chứng kiến cách phương Tây áp dụng các hạn chế bằng đồng đô la đối với Nga vào năm 2022.

Tin bài liên quan