“Một dấu mốc sẽ xuất hiện vào đầu những năm 2030, khi Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, vượt qua Mỹ”, cơ quan này cho biết trong bản tóm tắt Triển vọng Năng lượng Thế giới, một báo cáo dự báo về xu hướng năng lượng dài hạn. Toàn bộ bản báo cáo này sẽ được công bố tại một cuộc họp báo ở London ngày hôm nay.
Tăng trưởng nhu cầu dầu đến năm 2040 cũng sẽ được dẫn dắt bởi Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Đồng và Bắc Phi, IEA nói. Tiêu dùng dầu ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm xuống, trong đó tiêu dùng dầu ở Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Giá dầu thô đã giảm xuống mức thấp 4 năm vào hôm qua và đang được giao dịch trong một thị trường đi xuống trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu toàn cầu không theo kịp nguồn cung. Các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó có Ả-rập Xê-út và Irắc đang chống lại kêu gọi cắt giảm sản lượng. Thay vào đó, hai nước này đã giảm giá xuất khẩu sang Mỹ, nơi họ đang cạnh tranh với tốc độ tăng sản lượng nhanh nhất trong hơn 30 năm qua.
Sản lượng dầu từ trữ lượng đá phiến sét cảu Mỹ sẽ ổn định trong vòng 10 năm tới và cuối cùng sẽ giảm, IEA nói.
Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 16% lên 104 triệu thùng/ngày vào năm 2040, so với mức 90 triệu thùng/ngày của năm ngoái, IEA nói. Nhịp tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại còn 1%/năm từ năm 2025 sau khi tăng 2%/năm trong 2 thập kỷ qua.
Các nước đang phát triển ở châu Á sẽ đóng góp 60% vào tổng mức tăng trưởng nhu câu trong giai đoạn đó, Cơ quan năng lượng cho biết. Việc sử dụng dầu có thể giảm ở các thành viên của OECD, trong đó có Mỹ, Đức và Nhật Bản.
‘Mỗi thùng dầu không còn được sử dụng ở các nước OECD sẽ được thế bằng 2 thùng dầu tăng thêm ở các nước ngoài OECD”, IEA nói.