Ảnh: Reuters.

Ảnh: Reuters.

Trung Quốc rút khỏi dự án khí đốt khổng lồ của Iran

(ĐTCK) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã quyết định rút khỏi một dự án khí đốt tự nhiên trị giá 5 tỷ USD ở Iran trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông đe dọa cắt đứt thương mại giữa Bắc Kinh và Teheran.

Theo The Wall Street Journal, ông Bijan Zanganeh, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết, CNPC đã từ chối thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD, nhằm phát triển một mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ ở South Pars thuộc vịnh Ba Tư.

Việc Bắc Kinh, vốn luôn tuyên bố sẽ chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, bỏ thỏa thuận khai thác khí đốt tại mỏ South Pars là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của Tehran chống lại sự cô lập kinh tế ngày càng tăng của Washington.

The Wall Street Journal lưu ý, nguyên nhân cho quyết định này của chính quyền Trung Quốc được cho là do các biện pháp trừng phạt mới đối của chính quyền Mỹ với các công ty Trung Quốc giao dịch với Iran.

Tehran đã hy vọng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ thay thế cho tập đoàn Total SA của Pháp, công ty cũng đã từ bỏ dự án dưới áp lực của Washington.

Các quan chức CNPC cho biết, công ty này đã vật lộn tìm các kênh ngân hàng để chuyển tiền sang Iran do áp lực của Mỹ.

Kunlun Shipping Co. và Kunlun Holding Co., hai trong số các công ty mà Mỹ buộc tội vận chuyển dầu từ Iran, trực thuộc CNPC.

Tập đoàn quốc gia Trung Quốc Cosco Shipping Holdings Co. cũng bị Mỹ liệt vào danh sách đen, buộc công ty con vận tải dầu của tập đoàn này phải ngừng giao dịch cổ phiếu.

Các công ty Trung Quốc khác trong các lĩnh vực từ ngân hàng, ô tô đến công nghệ, đã rút lui khỏi Iran trong những tháng gần đây sau khi Mỹ chuyển sang siết chặt xuất khẩu dầu mỏ của Iran và chỉ định lực lượng bán quân sự của nước này là một tổ chức khủng bố.

Dữ liệu hải quan cho thấy, Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn cuối cùng của Iran, đã nhập khẩu trung bình 233.000 thùng mỗi ngày từ Iran trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7, tương đương 1/3 lượng dầu mà Trung Quốc của Iran trước khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt là 700.000 thùng mỗi ngày.

Do đó, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia giảm xuống dưới 2 tỷ USD trong tháng 7, trong khi cùng kỳ năm 2018, kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD.

Theo giới phân tích phương Tây, những động thái của Mỹ khiến nền kinh tế đang gặp khó khăn của Iran càng thêm khốn đốn và khiến cho Teheran không còn nhiều động lực để duy trì cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) mà Mỹ rút khỏi năm ngoái.

Vào cuối tháng 9, Bộ Tài chính Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới đối với các doanh nghiệpTrung Quốc duy trì quan hệ thương mại với Iran.

Tin bài liên quan