Trung Quốc đồng ý về kế hoạch hạ giá than để xoa dịu khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trung Quốc có kế hoạch hạn chế giá bán than của các công ty khai thác than nhiệt điện để xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra tình trạng mất điện ở một thành phố lớn vào tháng trước.
Trung Quốc đồng ý về kế hoạch hạ giá than để xoa dịu khủng hoảng năng lượng

Theo những người quen thuộc với tình hình, Bắc Kinh đặt mục tiêu đặt giá than 5.500 NAR phổ biến nhất ở mức 440 nhân dân tệ (69 USD) mỗi tấn khai thác tại mỏ, là mức giá đã bao gồm thuế và sẽ có mức giá trần tuyệt đối là 528 nhân dân tệ (84 USD).

Kế hoạch này dự kiến sẽ ​​kéo dài đến ngày 1/5/2022 và đang chờ Hội đồng Nhà nước thông qua và có thể được sửa đổi. Nguồn tin cho biết, Bắc Kinh cũng muốn giá bán ở hạ nguồn được kiểm soát, mặc dù chính quyền địa phương sẽ đưa ra các tiêu chuẩn để hạn chế giá giao dịch than trong nước. Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu than sẽ được trợ cấp để cân bằng khoản lỗ mà họ phải chịu.

Jia Zheng, nhà kinh doanh hàng hoá của Shanghai Dongwu Jiuying Investment Management cho biết, mục tiêu giá 440 nhân dân tệ có thể sẽ áp dụng đối với nguồn cung cấp có kỳ hạn từ các mỏ than cho những đối tượng sử dụng chính như nhà máy điện để giúp tăng sản lượng điện. Trong khi đó, các hướng dẫn về giá thị trường do chính quyền địa phương quyết định và có thể được đưa ra các mức giá cao hơn.

“Các chính sách giá song phương có thể đảm bảo nguồn cung và giá than cho các nhà máy điện, đồng thời vẫn tạo động lực cho sản xuất khai thác than”, bà cho biết.

Sự can thiệp của chính phủ

Cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu một phần do giá than tăng vọt, khiến hầu hết các nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc đều thua lỗ. Hợp đồng tương lai giá than trên sàn giao dịch hàng hoá Trịnh Châu đã tăng lên mức kỷ lục trên 1.980 nhân dân tệ/tấn (317 USD) vào đầu tháng này, trong khi giá than giao ngay thậm chí còn tăng cao hơn.

Sự gia tăng trên cả thị trường than tương lai và than vật chất đã kích hoạt sự can thiệp ngay lập tức của chính phủ trung ương. Hành động của các nhà chức trách để hạn chế mức tăng đó và giúp các thợ đào tăng nguồn cung đã có tác động khiến hợp đồng tương lai giảm hơn 30% trong tuần qua.

Ủy ban Cải cách & Phát triển Quốc gia (NDRC) cho biết, đang nghiên cứu các kế hoạch về một "cơ chế hình thành giá để hướng dẫn sự ổn định lâu dài của giá than trong một phạm vi hợp lý". Các quan chức đã tiến hành công việc để đánh giá chi phí sản xuất trung bình và giúp thiết lập tỷ lệ chuẩn.

Theo nguồn tin đó biết, mức giá 440 nhân dân tệ dựa trên ước tính 300 nhân dân tệ về chi phí vật chất khai thác than và vận chuyển lên bề mặt, nhân công và các chi phí khác chiếm hơn 100 nhân dân tệ. Điều đó sẽ trang trải chi phí hoạt động ở hầu hết các mỏ trong nước.

Than là một ngành công nghiệp được nhà nước quản lý chặt chẽ ở Trung Quốc. Việc đặt giới hạn về giá không có khả năng làm tổn hại đến sản lượng vì Bắc Kinh đã ra lệnh cho các công ty khai thác tối đa hóa nguồn cung và họ sẽ làm với bất kể giá nào.

Tin bài liên quan