Trung Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng khác

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo các nhà phân tích, việc cắt điện của Trung Quốc trong năm nay có khả năng không kéo dài quá mùa hè, vì các điều kiện của cuộc khủng hoảng năng lượng năm nay khác với năm ngoái.
Trung Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng khác

Việc phân bổ nguồn điện ở các khu vực của Trung Quốc bao gồm các khu vực của vùng Dương Tử đã làm dấy lên lo ngại về sự lặp lại của cuộc khủng hoảng điện vào năm ngoái, điều này làm ảnh hưởng đến nhiều trung tâm sản xuất chính của Trung Quốc.

Tại Thượng Hải, chính quyền Trung Quốc đã tắt đèn chiếu sáng tại khu vực ven sông nổi tiếng, Bến Thượng Hải vào thứ Hai (22/8) và thứ Ba (23/8) để tiết kiệm điện.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng, lần này mọi thứ đã khác. Các nhà phân tích cho biết, các vấn đề về điện năm nay chủ yếu liên quan đến thời tiết sẽ giảm bớt sau khi đợt nắng nóng giảm, trong khi cuộc khủng hoảng năm ngoái là do các vấn đề kết cấu lâu dài trong nguồn cung cấp điện gây ra.

“Kể từ khi Trung Quốc trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn quốc cách đây một năm, mối lo ngại điều này có thể xảy ra một lần nữa trong năm nay. Theo quan điểm của chúng tôi, cơ hội này là thấp bởi vì nguyên nhân và quy mô của việc phân bổ năng lượng là rất khác nhau”, Larry Hu, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc của Macquarie cho biết.

Các khu vực sông Dương Tử và tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc đang phải chống chọi với đợt nắng nóng kỷ lục trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng. Nhiệt độ thiêu đốt đã làm gián đoạn sự phát triển của cây trồng và đang đe dọa đến gia súc.

Với lượng mưa đổ vào sông Dương Tử - đặc biệt là đập Tam Hiệp - giảm khiến mực nước trong các hồ chứa thủy điện giảm xuống, làm hạn chế sản xuất năng lượng.

Tại Tứ Xuyên, nguồn cung cấp điện cho các nhà máy đã bị cắt giảm nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình, điều này gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng trên toàn quốc vào tháng 9 và tháng 10 năm ngoái. Vào thời điểm đó, các gia đình và doanh nghiệp buộc phải cắt giảm hoặc trì hoãn việc sử dụng điện, trong khi các tiện ích công cộng như đèn giao thông bị tắt để tiết kiệm năng lượng.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng năm nay là kết quả của hai yếu tố: thời tiết nóng bất thường và thiếu lượng mưa.

Theo Cục Khí tượng Trung Quốc, đợt nắng nóng năm nay cũng kéo dài hơn trong 64 ngày, và là đợt dài nhất kể từ năm 1961. Ngoài ra, Fitch Ratings cho biết, mức sử dụng điện dân dụng trong tháng 7 đã cao hơn 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm ngoái, các nhà máy phát điện đã cắt giảm sản lượng do chi phí than cao mà họ không thể bù đắp bằng doanh thu bán điện cố định. Các nhà máy đã không thể làm khác với biểu giá điện áp dụng vì chúng đã được đặt ở mức cố định bởi các nhà chức trách Trung Quốc.

Ông Hu cho biết thêm, các chính quyền cấp tỉnh, khi đó đang nỗ lực hết mình trong việc đẩy lùi lượng khí thải carbon, cũng đã điều chỉnh việc sử dụng điện năng trong nỗ lực đạt được các mục tiêu hàng năm.

“Chúng tôi không kỳ vọng việc phân bổ điện năng trong khu vực sẽ kéo dài quá mùa hè, vì nhiệt độ sẽ giảm xuống. Trên cơ sở quốc gia, chúng tôi duy trì giả định về mức tiêu thụ điện năng của Trung Quốc sẽ tăng từ mức trung bình đến thấp một con số vào năm 2022, phù hợp với dự báo mới nhất của chúng tôi là 3,7% về tăng trưởng GDP của Trung Quốc”, Phó giám đốc Diana Xia của Fitch Ratings cho biết.

“Về lâu dài, chúng tôi hy vọng khả năng đáp ứng nhu cầu tải cao điểm của quốc gia này sẽ được cải thiện”, ông cho biết.

Tác động của việc mất điện năm nay đối với nền kinh tế Trung Quốc nói chung cũng sẽ khác so với năm ngoái.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong năm ngoái, việc mất điện đã góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III và việc phân bổ điện năng ở các vùng của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến “hoạt động sản xuất bình thường”.

Nhiều khu vực sản xuất chính của Trung Quốc như Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi việc cắt điện vào năm ngoái.

Tỉnh Tứ Xuyên là nơi chịu gánh nặng của việc mất điện trong khoảng thời gian này. Theo Fitch Ratings, sản xuất của Tứ Xuyên sẽ chịu áp lực vì thủy điện chiếm 78% công suất điện tại đây và 73% tiêu thụ địa phương vào năm ngoái - cao hơn mức trung bình toàn quốc.

Ngoài ra, cũng có thể có một số gián đoạn đối với chuỗi cung ứng nguyên liệu thô như lithium do Tứ Xuyên sản xuất khoảng 20% lithium, 5% nhôm và 13% polysilicon ở Trung Quốc, nhưng tác động sẽ chỉ là tạm thời.

“Điều này có thể dẫn đến giá thành các sản phẩm điện tử như pin xe điện cao hơn, nhưng tác động của nó sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn”, ông Hu cho biết.

Tin bài liên quan