Sự thay đổi này có thể được nhìn thấy trong một loạt cuộc thăm dò dư luận gần đây ở châu Âu cho thấy, tình cảm của châu Âu đối với Mỹ đang suy giảm kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19.
Cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi YouGow, một công ty nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu có trụ ở tại Anh vừa công bố tuần này cho thấy, phần lớn người Đức hiện đang có quan điểm tồi tệ hơn về Mỹ sau đại dịch.
Cụ thể, tổng cộng 76% người Đức cho biết quan điểm của họ về Mỹ đã xấu đi kể từ khi bắt đầu đại dịch, so với chỉ 36% người Đức nghĩ về Trung Quốc.
Cuộc thăm dò ý kiến cũng cho thấy, người Đức hiện tin rằng quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng quan trọng đối với lợi ích quốc gia họ như duy trì quan hệ với Mỹ.
37% người Đức cho rằng, điều quan trọng hơn là duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, so với 36% người nói giống như Trung Quốc.
Đây là một sự sụt giảm lớn kể từ năm ngoái khi 50% người Đức nói rằng duy trì quan hệ của Mỹ là ưu tiên hàng đầu, so với chỉ 24% người nói Trung Quốc.
Chỉ 10% người Đức coi Mỹ là đối tác toàn cầu quan trọng nhất của đất nước, giảm từ 19% năm ngoái.
Tương tự, cuộc thăm dò ý kiến tại Anh cũng cho thấy sự suy giảm trong quan điểm của Anh về Mỹ kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Vào tháng trước, khi được hỏi liệu Anh có nên xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với châu Âu hay với Mỹ hay không, 35% người Anh cho rằng, châu Âu nên là ưu tiên và chỉ 13% người Anh cho rằng Mỹ nên là ưu tiên.
Đây là một động thái thay đổi của châu Âu bất chấp việc Anh rời khỏi EU vào tháng 1.
Sự thay đổi này diễn ra sau những can thiệp gần đây của Tổng thống Trump về đại dịch Covid-19. Ý kiến của Tổng thống Mỹ về việc sử dụng chất khử trùng để điều trị bệnh nhân nhiễm virus gây ra sự hoài nghi và kinh hoàng ở nhiều nước châu Âu.
“Trong hơn hai thế kỷ, Mỹ đã khuấy động rất nhiều cảm xúc ở phần còn lại của thế giới: tình yêu và thù hận; sợ hãi và hy vọng; ghen tị và khinh miệt; sợ hãi và giận dữ”, Fintan O'Toole, nhà phê bình của tờ báo New York Daily News viết trong chuyên mục Irish Times đáp lại những bình luận của ông Trump.
Các báo cáo cho biết, Trump đã cố gắng mua độc quyền sáng chế vacxin được phát triển ở Đức cũng gây ra sự tức giận trên lục địa này.
Hành vi của ông Trump đã nhấn mạnh những cảm xúc tiêu cực lan rộng ở châu Âu đối với vị tổng thống này, với một cuộc khảo sát vào tuần trước cho thấy, chỉ có 2% người Pháp hiện tin tưởng Trump sẽ lãnh đạo thế giới.
Châu Âu đang phớt lờ các mối đe dọa của Trump về Trung Quốc
Sự thay đổi này cũng được nhìn thấy trong hành vi của các chính phủ châu Âu, dường như đang ngày càng sẵn sàng bỏ qua các mối đe dọa của Trump về việc củng cố mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.
Một loạt nước châu Âu đang trong quá trình đồng ý thỏa thuận với Huawei, công ty viễn thông Trung Quốc để phát triển mạng 5G, bất chấp các mối đe dọa ngày càng mạnh mẽ từ Nhà Trắng.
Thủ tướng Anh đã bất chấp các mối đe dọa của Tổng thống Trump đối với Huawei và đang thúc đẩy các kế hoạch cho phép công ty này phát triển quyền 5G.
Một số quốc gia châu Âu khác cũng đang đẩy mạnh các thỏa thuận tương tự bất chấp các mối đe dọa từ chính quyền Tổng thống Trump về một cuộc chiến thương mại mới.
Bắc Kinh cũng đang chứng tỏ khả năng gia tăng áp lực ngoại giao đối với châu Âu. EU gần đây đã loại bỏ các thông tin và tài liệu chỉ trích Trung Quốc về các thông tin sai lệch liên quan tới Covid-19, dưới sức ép từ Bắc Kinh.
Trung Quốc đang mở ngân khố ra thế giới
Sự chỉ trích miễn cưỡng của châu Âu với Trung Quốc có thể là do một phần sự thống trị kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh.
Một báo cáo gần đây của Ngân hàng đầu tư GP Bullhound cho thấy, kể từ khi thị trường công nghệ châu Âu mở cửa trở lại, Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ về đầu tư vào các công ty công nghệ châu Âu lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Tờ báo The Mail on Sunday của Anh trong tuần này đã đưa tin rằng, Huawei đã đầu tư 5 triệu bảng Anh vào một trung tâm công nghệ mới tại Imperial College London. Khoản đầu tư này đã gây ra tranh cãi do các nhà khoa học tại Imperial là trung tâm trong việc tư vấn cho Chính phủ Anh trong cuộc đối phó với đại dịch.
Nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới một cuộc suy thoái sâu, các chính phủ châu Âu, các định chế tài chính và các công ty đang ngày càng hướng về Trung Quốc để nhận sự hỗ trợ và đầu tư.
Và việc dư luận đối với Mỹ đang xấu đi ở châu Âu, dưới sự lãnh đạo của Trump, sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều hoàn toàn có thể xảy ra.