Trung Quốc cắt giảm lãi suất chính sách lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm nay (17/1), Trung Quốc lần đầu tiên hạ lãi suất cơ bản kể từ đỉnh điểm của đại dịch năm 2020 khi thị trường bất động sản lao dốc và các đợt bùng phát virus lặp đi lặp lại làm giảm triển vọng tăng trưởng của nước này.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất chính sách lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm 0,1% lãi suất các khoản vay kỳ hạn một năm xuống 2,85%, đồng thời bơm ròng 200 tỷ nhân dân tệ (31,5 tỷ USD) tiền mặt trung hạn vào hệ thống tài chính. Đó là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ tháng 4/2020.

Yewei Yang, nhà phân tích tại Guosheng Securities cho biết: “PBOC đã đẩy nhanh tốc độ nới lỏng chính sách nhằm hướng chi phí đi vay thấp hơn và khuyến khích cung cấp tín dụng”.

Động thái này đưa Trung Quốc có sự khác biệt lớn so với các ngân hàng trung ương toàn cầu như Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vốn đang tìm cách bình thường hóa các chính sách tiền tệ để kiềm chế sự gia tăng lạm phát. Điều này thể hiện cam kết của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vào tháng trước rằng họ sẽ hành động để hỗ trợ nền kinh tế sau nhiều tháng thực hiện chủ trương giảm đòn bẩy đã dẫn đến tình trạng sụt giảm trên thị trường nhà ở.

Các nhà phân tích đã kỳ vọng rằng, PBOC có thể giảm lãi suất hơn nữa sau khi cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong khi các ngân hàng đã giảm lãi suất cơ bản cho vay vào tháng trước.

“Việc cắt giảm lãi suất hôm nay cho thấy rằng các ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản, lãi suất cho vay chuẩn trong tháng thứ hai liên tiếp. Các nhà chức trách Trung Quốc có xu hướng cung cấp nhiều hỗ trợ theo chu kỳ hơn để tự bảo vệ chống lại những thách thức mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là khi rủi ro từ biến thể Omicron đang rình rập”, Hao Zhou, nhà kinh tế thị trường mới nổi tại Commerzbank AG cho biết hôm 17/1.

Tin bài liên quan