Đây là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm kìm hãm thị trường giao dịch kỹ thuật số đang phát triển.
Ba cơ quan trong ngành: Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh toán và Bù trừ Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố chung vào thứ Ba (18/5) rằng, các tổ chức bao gồm ngân hàng và các kênh thanh toán trực tuyến sẽ không được cung cấp cho khách hàng bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến tiền điện tử, chẳng hạn như đăng ký, giao dịch và thanh toán bù trừ.
“Gần đây, giá tiền điện tử đã tăng vọt và sau đó giảm mạnh, giao dịch đầu cơ tiền điện tử đã phục hồi làm xâm phạm nghiêm trọng đến sự an toàn tài sản của mọi người và phá vỡ trật tự kinh tế và tài chính bình thường”, các cơ quan cho biết trong tuyên bố.
Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch tiền điện tử và cung cấp tiền điện tử nhưng không cấm các cá nhân nắm giữ tiền điện tử.
Tuyên bố cũng cho biết, các tổ chức không được cung cấp dịch vụ tiết kiệm, ủy thác hoặc cầm cố tiền điện tử, cũng như không phát hành sản phẩm tài chính liên quan đến tiền điện tử.
Các động thái này không phải là động thái đầu tiên của Bắc Kinh chống lại tiền kỹ thuật số. Vào năm 2017, Trung Quốc đã đóng cửa các sàn giao dịch tiền điện tử tại Trung Quốc, dập tắt một thị trường đầu cơ chiếm 90% giao dịch bitcoin toàn cầu.
Vào tháng 6/2019, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố cho biết sẽ chặn quyền truy cập vào tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử trong nước và nước ngoài và các trang web Cung cấp tiền điện tử nhằm mục đích ngăn chặn tất cả giao dịch tiền điện tử bằng lệnh cấm đối với các sàn giao dịch nước ngoài.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh những rủi ro của giao dịch tiền điện tử, nói rằng tiền ảo “không được hỗ trợ bởi giá trị thực”, giá của chúng dễ bị thao túng và các hợp đồng giao dịch không được luật pháp Trung Quốc bảo vệ.