Chính quyền Nhà Trắng tuyên bố hồi đầu tháng 8 cho biết, để có thể giao dịch trên sàn của Mỹ, doanh nghiệp cần phải cho phép các nhà quản lý Mỹ tiếp cận với giấy tờ kế toán được kiểm toán. Ảnh: Getty.

Chính quyền Nhà Trắng tuyên bố hồi đầu tháng 8 cho biết, để có thể giao dịch trên sàn của Mỹ, doanh nghiệp cần phải cho phép các nhà quản lý Mỹ tiếp cận với giấy tờ kế toán được kiểm toán. Ảnh: Getty.

Trung Quốc bất ngờ nhượng bộ, cho Mỹ kiểm toán những công ty nhạy cảm nhất

0:00 / 0:00
0:00
Trung Quốc cho biết sẽ nhượng bộ để các cơ quan quản lý của Mỹ kiểm tra một số công ty nhạy cảm nhất của họ, đồng thời kêu gọi mở cuộc đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp kéo dài.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 26/8, Fang Xinghai - Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết, Trung Quốc “chân thành” muốn giải quyết mọi tranh chấp kéo dài nhiều năm qua liên quan đến các vấn đề kiểm toán gây tổn hại xấu đến thị trường toàn cầu.

Hơn 1 thập kỷ qua các nhà quản lý kiểm toán Mỹ rất đau đầu vì phía Trung Quốc từ chối cho phép các thanh tra viên thuộc Ban giám sát kế toán các doanh nghiệp đại chúng Mỹ xem xét giấy tờ kiểm toán của tập đoàn Alibaba, Baidu và nhiều doanh nghiệp khác niêm yết trên sàn Mỹ.

Trong những năm qua, chính quyền Nhà Trắng đã tăng cường sức ép đối với Trung Quốc để có quyền tiếp cận vào các sổ sách kiểm toán của các công ty Trung Quốc đang niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Tiêu biểu là việc đe dọa đưa ra yêu cầu một số tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc như Alibaba, Baidu phải hủy niêm yết trên sàn Mỹ nếu hai bên không đạt được thỏa thuận.

Cũng theo ông Fang, vào đầu tháng này, CSRC đã gửi đến Ban giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) một đề xuất mới, theo đó, các cơ quan chức năng Mỹ có thể chọn bất kỳ doanh nghiệp Trung Quốc nào để kiểm toán thử.

Dù rằng kể cả như vậy, Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng họ cần phải giữ một số thông tin với lý do an ninh quốc gia.

Ông nói: “Khi cả hai bên đều tin tưởng, chúng tôi có thể tiến hành xử lý những vấn đề nhạy cảm này giúp cho cả hai bên đều hài lòng. Phía Mỹ tỏ ra ráo riết và nghiêm ngặt trong vấn đề này. Dù chúng tôi rất chân thành, nhưng chúng tôi vẫn giữ quan điểm của riêng mình trong việc bảo vệ thông tin an ninh quốc gia”.

Trung Quốc bất ngờ nhượng bộ, cho Mỹ kiểm toán những công ty nhạy cảm nhất ảnh 1

Ông Fang Xinghai, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Theo ông Fang, cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc trước đó đã đề xuất vào tháng 4 rằng các cuộc thanh tra chung sẽ được bắt đầu với các công ty thuộc khu vực tư nhân trước khi chuyển sang các thực thể thuộc sở hữu nhà nước.

Mặc dù một số tài liệu dành cho các công ty thuộc khu vực tư nhân cũng có thể bị cắt giảm vì các công ty như Alibaba và Baidu có hợp đồng với chính phủ và các “cơ quan nhạy cảm”.

PCAOB, tuy nhiên, muốn có thể bắt đầu với các thực thể thuộc sở hữu nhà nước.

Ông Fang cho biết, phía Trung Quốc đã muốn có cuộc đối thoại với phía Mỹ diễn ra theo hình thức trực tuyến, tuy nhiên vẫn còn đang chờ phản hồi.

Khi được hỏi tại sao chương trình kiểm toán thử nghiệm không diễn ra từ năm 2017, ông Fang chia sẻ mọi chuyện đều có lý do từ tình hình chung.

Ông Fang chia sẻ, ông từng đến Mỹ vào tháng 9/2019 để cố gắng giải quyết vấn đề này, tuy nhiên chủ tịch PCAOB đã từ chối gặp ông, thay vào đó cử một cấp phó đến gặp. Trong quá khứ, hai bên từng có các cuộc gặp “mang tính xây dựng”.

“Trong hơn một thập kỷ, chúng tôi đã tìm cách thiết lập một mối quan hệ hợp tác nhất quán với Trung Quốc cũng như với các nước khác trên thế giới”, Chủ tịch PCAOB William Duhnke cho biết trong một tuyên bố hôm 28/6.

“Tuy nhiên, đây sẽ trở thành một mối quan hệ vô nghĩa nếu phía Trung Quốc không tuân thủ theo các nguyên tắc tiếp cận cốt lõi của chúng tôi. Bất chấp những tuyên bố gần đây của CSRC, các đề xuất của nó vẫn còn thiếu sót nghiêm trọng”.

Sau một cuộc tranh chấp thương mại kéo dài đã gây chấn động thị trường trong ba năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ hiện đang lan sang lĩnh vực tài chính và công nghệ.

Hai bên thậm chí đã đánh thuế trả đũa lẫn nhau do phía Mỹ bất bình với chính sách mà Trung Quốc áp với Hồng Kông, đồng thời phía Mỹ đe dọa có các biện pháp chống lại các doanh nghiệp lớn nhất của Trung Quốc.

Các tranh chấp đang diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc năm nay mở cửa thị trường tài chính đầy đủ hơn cho những gã khổng lồ ở Phố Wall như Goldman Sachs Group Inc., dựa vào họ để cung cấp các khoản đầu tư mới và thúc đẩy một ngành công nghiệp địa phương cạnh tranh hơn.

Tin bài liên quan