Đồng thời, HĐQT giao Ban giám đốc tiến hành định giá khu đất diện tích hơn 10.900 m2 tại Lô 96, khu phố 4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều thuộc sở hữu của TAR. Việc định giá chuyển nhượng tài sản này phải hoàn thành trước 30/6/2022.
Khả năng cao, phần lợi nhuận đột biến trong năm 2022 phần lớn đến từ việc chuyển nhượng dự án này, bởi trước đó, vào cuối tháng 9, HĐQT TAR có nghị quyết chuyển nhượng lô đất , ước tính giá trị chuyển nhượng không thấp hơn 300 tỷ đồng.
Được biết, lô đất thuộc sở hữu TAR có vị trí đắc địa, nằm gần Vinpearl Cần Thơ, ngay sát con đường mới mở dọc ven bờ sông Hậu, nối dài từ bến Ninh Kiều, dự kiến hoàn thành quý II/2022.
Báo cáo tài chính quý III/2021 cho thấy, TAR có ghi nhận giá trị bất động sản cuối kỳ là 94 tỷ đồng (không thuyết minh rõ giá trị ghi sổ từng bất động sản).
TAR đang sở hữu 3 lô đất tại Cần Thơ, bao gồm lô đất hơn 10.900 m2 tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều; lô đất hơn 2.510 m2 tại KV Quy Thạnh 1, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt (đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần, thời hạn sử dụng đến năm 2062) và lô đất hơn 12.640 m2 tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ (đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần, thời hạn sử dụng đến năm 2064).
Theo báo cáo phân tích mới nhất của CTCK Tân Việt, đánh giá hoạt động kinh doanh cốt lõi của TAR còn rất tiềm năng trong tương lai đi kèm với các hiệp định thương mại và nhu cầu lương thực trên thế giới. Đồng thời, tiềm năng trong mảng bất động sản của doanh nghiệp khi sở hữu quỹ đất lớn. Giả định chuyển nhượng thành công lô đất tại Ninh Kiều khi đó EPS khoảng 5.600 đồng/CP, tương ứng giá 74.000 đồng/CP.
Dựa trên phương pháp định giá so sánh P/E và P/B, CTCK Tân Việt xác định giá trị hợp lý của TAR sẽ ở mức 50.350 đ/CP, cao hơn 23,1% so với giá tham chiếu ngày 13/1/2022.
Đáng chú ý, trong Nghị quyết HĐQT lần này có nội dung xin ý kiến cổ đông thay đổi hoặc bỏ các nhóm ngành bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 0 lên 49%.
Cuối tháng 12 vừa qua, TAR cũng đưa ra con số ước đạt kết quả kinh doanh quý IV với doanh thu 700 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 45 tỷ đồng, cao hơn 570% so với cùng kỳ và cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục tính theo quý.
Nhờ nguồn cung ổn định, không bị đứt gãy cùng hệ thống silo trữ gạo lớn, Công ty đã liên tục trúng những gói thầu lớn như xuất khẩu gạo qua Hàn Quốc hay gói cung cấp 25.413 tấn gạo cho quỹ dự trữ quốc gia của chính phủ. Tính cả năm 2021, Trung An đã trúng thầu tới 48.763 tấn trên tổng số hạn ngạch 50.000 tấn (chiếm 98%) mà Hàn Quốc dành cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Mức giá trúng thầu của TAR luôn cao hơn 9 -10% so với mức giá mà các doanh nghiệp khác chào thầu.
Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty, các đơn hàng lớn đi Hàn Quốc trước đó chuẩn bị xuất bến vài ngày tới, nên doanh thu và lợi nhuận của các đơn hàng này sẽ hoạch toán vào quý I/2022.