Triển vọng kinh tế toàn cầu mâu thuẫn với kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ

Triển vọng kinh tế toàn cầu mâu thuẫn với kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một cuộc khảo sát ​​các nhà kinh tế của Reuters, tăng trưởng toàn cầu dự kiến ​​sẽ duy trì ở mức ổn định trong năm nay và tăng hơn vào năm 2025, đây là dự báo triển vọng ổn định, có thể khiến ngân hàng trung ương cân nhắc trong việc giảm lãi suất.

Tăng trưởng giữa các nền kinh tế hàng đầu được dự báo không đồng đều, với sức mạnh tương đối ở Mỹ và Ấn Độ, trong khi chậm lại ở khu vực đồng euro và Trung Quốc.

Các nhà kinh tế nhìn chung đang lạc quan hơn, lạm phát sẽ không tái diễn khi hầu hết các ngân hàng trung ương đã đẩy áp lực giá xuống gần mức mong muốn.

Các cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 3/1 đến ngày 25/1 về 48 nền kinh tế cho thấy, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức trung bình 2,6% vào năm 2024, con số cho thấy đây không phải thời kỳ bùng nổ nhưng cũng không phải suy thoái.

Tăng trưởng toàn cầu được dự báo ở mức khoảng 3% vào năm 2025 và 2026. Với thị trường lao động vẫn thắt chặt ở hầu hết các nước phát triển, chi tiêu của chính phủ và người tiêu dùng kiên cường, tốc độ tăng trưởng chủ yếu nghiêng về hướng tăng lên.

“Nếu nhìn vào triển vọng kinh tế năm 2024, thật dễ dàng để dự báo nó không tốt, nhưng chưa có bằng chứng nào về điều đó trong dữ liệu. Đã có rất nhiều lý do trong dữ liệu cho thấy tại sao tăng trưởng có thể tốt hơn kỳ vọng..., đây cũng là một câu chuyện tương tự như năm 2023", James Pomeroy, nhà kinh tế toàn cầu tại HSBC cho biết.

Điều đó có thể gây thất vọng cho những người trên thị trường tài chính đang kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.

Thị trường đang bắt đầu định giá đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào tháng 3/2024 sau khi Chủ tịch Fed, Jerome Powell gây ngạc nhiên cho thị trường và các nhà phân tích tại cuộc họp chính sách tháng 12/2023 khi nói rằng, một cuộc thảo luận về việc cắt giảm đang được "xem xét".

Tuy nhiên, các nhà kinh tế trong các cuộc khảo sát của Reuters kể từ tháng 9/2023 đã liên tục dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào khoảng giữa năm nay.

Vì vậy, trong khi việc giảm lãi suất đang diễn ra, nếu dự báo về tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế là đúng thì sẽ không có nhiều đợt cắt giảm lãi suất như thị trường kỳ vọng.

Nathan Sheets, chuyên gia kinh tế tại Citi cho biết: “Tôi nghĩ rằng sai lầm mà thị trường đang mắc phải trong việc định giá là họ đang đưa ra một dự báo về việc hạ lãi suất có thể chiếm ưu thế nếu chúng ta thấy nền kinh tế đang chậm lại rõ rệt…Tôi không nghĩ rằng toàn bộ tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được cảm nhận rõ ràng”.

Quỹ đạo cắt giảm lãi suất phần lớn phụ thuộc vào việc các ngân hàng trung ương sẽ giảm lạm phát xuống mục tiêu nhanh như thế nào.

Phần lớn các nhà kinh tế cho biết nguy cơ lạm phát tái bùng phát đáng kể trong sáu tháng tới là thấp hoặc rất thấp.

Trong khi lạm phát đã giảm mạnh từ mức hơn 10% ở một số quốc gia xuống mức một con số trong năm qua, chặng đường cuối cùng đạt được mục tiêu có thể không phải là một chặng đường suôn sẻ, đơn giản vì còn nhiều khả năng xảy ra những thất vọng nhỏ về mặt tăng trưởng.

Douglas Porter, nhà kinh tế trưởng tại BMO Capital Markets cho biết: “Lạm phát đã giảm khá đáng kể, nhưng vẫn vượt mục tiêu ở hầu hết các nền kinh tế lớn…và thực tế là lạm phát cơ bản vẫn còn ở mức cao”.

Tin bài liên quan