Triển vọng dòng vốn ngoại

Triển vọng dòng vốn ngoại

(ĐTCK) Việt Nam là một trong số ít các thị trường châu Á thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đang có lo ngại các NĐT gián tiếp nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, một số quỹ nước ngoài có thể đóng cửa và rời khỏi thị trường Việt Nam , nhưng con số này khá nhỏ và khả năng rút vốn đồng loạt là không cao.

 

Dòng vốn tích cực trong năm 2011

Khu vực Đông Nam Á có hiện tượng NĐT nước ngoài rút vốn ồ ạt do lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với Việt Nam và mặc dù tăng trưởng kinh tế năm 2012 có thể giảm so với 2011 nhưng vẫn khá hơn các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong năm 2011, Việt Nam là một trong số ít các thị trường châu Á thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (không kể Đài Loan và Hàn Quốc, vì dòng vốn rút ra quá lớn, lần lượt là 9,2 tỷ USD và 8,5 tỷ USD).

 

Việt Nam là thị trường mới nổi phát triển nhanh

Việt Nam là nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á được xếp vào nhóm thị trường mới nổi phát triển nhanh. Những nước còn lại hoặc không được xếp loại (Campuchia, Lào) hoặc được xếp vào nhóm thị trường mới nổi. Do vậy, dòng tiền “nóng” vào Việt Nam trong năm 2009 và 2010 gần như không có, đồng nghĩa với việc dòng tiền nóng chảy ra cũng không đáng kể.

NĐT nước ngoài sở hữu khoảng 20% vốn hóa thị trường

Chúng tôi nhận thấy, NĐT nước ngoài sở hữu khoảng 5,7 tỷ USD trên TTCK Việt Nam (tỷ giá 21.500 VND/USD). 77% trong số đó tập trung vào 20 mã chứng khoán vốn hóa lớn nhất.

 

NĐT nước ngoài sẽ hành động gì trong năm 2012?

Hầu hết các quỹ nước ngoài sẽ tiếp tục hoạt động tại Việt Nam . Dưới đây là một số lý do cơ bản:

Thứ nhất, Việt Nam nằm trong kế hoạch đầu tư của khối ngoại. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là quỹ đầu tư tập trung vào một quốc gia cụ thể, nghĩa là họ sẽ không luân chuyển vốn đầu tư vào các quốc gia khác. Mặc dù khối ngoại có thể đang ưu tiên giữ tiền mặt vào những thời điểm nhất định, nhưng chúng tôi tin rằng, dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam .

Thứ hai, hầu hết quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều là quỹ đóng. Chúng tôi ước tính khoảng 70% các quỹ là quỹ đóng, 20% là quỹ mở và 10% là ETF. Cơ cấu này có thể thay đổi vì một số quỹ đóng có thể chuyển thành quỹ mở trong 18 tháng tới. Mặc dù ngày càng có nhiều quỹ chuyển đổi sang quỹ mở và do đó phải đối mặt với tình trạng nhiều khách hàng đến rút vốn, nhưng chúng tôi nhận thấy mức độ rút vốn chỉ khoảng 10 - 20% tài sản quản lý, vì họ có thể thuyết phục cổ đông rằng, việc bán cổ phiếu gần đáy không phải là hành động khôn ngoan. Chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến này.

Vốn đầu tư nước ngoài ròng tích lũy qua các năm

Triển vọng dòng vốn ngoại ảnh 1

Nguồn: Bloomberg, số liệu đến 30/12/2011, tính theo quý, VCSC

Thứ ba, có nhiều NĐT chiến lược lớn. NĐT chiến lược là những người đã mua một lượng lớn cổ phần của một số ngân hàng lớn, công ty bảo hiểm hoặc các công ty thực phẩm và giải khát. Việc tính toán khá khó khăn do phụ thuộc vào quan niệm thế nào là NĐT chiến lược. Phương pháp của chúng tôi là xem xét cách công ty phân loại NĐT chiến lược trong báo cáo thường niên và đưa ra một số điều chỉnh. Chúng tôi nhận thấy, khoảng 42% (2,2 tỷ USD) vốn sở hữu nước ngoài thuộc về các NĐT chiến lược. Điều này tạo lực hỗ trợ khá tốt cho thị trường, vì đây thường là các NĐT dài hạn có khả năng nâng tỷ lệ sở hữu nếu có cơ hội. Mizuho - đối tác chiến lược của Vietcombank gần đây cho biết, NĐT chiến lược nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam .

Sở hữu nước ngoài ở những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất

Triệu USD

%/tổng vốn sở hữu nước ngoài

Tất cả cổ phiếu niêm yết

 5.700

100%

20 CP hàng đầu

4.400

77%

35 CP hàng đầu

4.800

84%

50 CP hàng đầu

5.100

89%

Nguồn: Bloomberg, VCSC ước tính đến 30/9/2011

 

Dựa trên số liệu của Bloomberg và VCSC ước tính đến 30/9/2011, các cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu khoảng 2,2 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam, chiếm 42% trong tổng vốn sở hữu nước ngoài và có thể phần lớn đều nằm trong 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Ước tính trên không bao gồm giao dịch của Mizhuo và ANZ, nhưng tác động ròng của hai giao dịch này sẽ vẫn thúc đẩy tình hình đầu tư của NĐT chiến lược nước ngoài trong cổ phiếu Việt Nam .

Thứ tư, hoạt động rút vốn của khối ngoại sẽ khá thấp. Chúng tôi ước tính lượng vốn rút ra khỏi Việt Nam có thể là 350 - 880 triệu USD. Cơ sở ước tính cho con số này là tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi đã loại ra các NĐT chiến lược thường có mục đích đầu tư dài hạn. Chúng tôi giả định tỷ lệ rút vốn trên số còn lại là 10 - 25%.

Tất nhiên, con số này có thể thay đổi đáng kể nếu tất cả các quỹ đóng đều chuyển sang quỹ mở và thu hồi một lượng lớn tài sản quản lý, nhưng khả năng này khó có thể xảy ra, vì chúng tôi tin rằng, thị trường hiện tại đang gần đáy và mức định giá của nhiều cổ phiếu đã đạt mức rẻ nhất.

Nhưng tại sao chưa có nhiều NĐT nước ngoài vào Việt Nam ? Trong ngắn hạn, các NĐT nước ngoài đang chờ đợi bức tranh kinh tế vĩ mô cải thiện rõ rệt hơn, đặc biệt là lạm phát.

Ước tính lượng vốn đầu tư gián tiếp có thể rút ra

Triệu USD

%/tổng vốn sở hữu nước ngoài

Tổng sở hữu nước ngoài (tất cả cổ phiếu)

 5.700

100%

Trừ: NĐT chiến lược

2.200

42%

Còn lại

3.500

58%

10% tài sản quản lý

350

6%

20% tài sản quản lý

880

12%

Nguồn: VCSC ước tính đến 30/9/2011

 

Tuy nhiên, mức độ tập trung vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty niêm yết chỉ chiếm một phần nhỏ là dấu hiệu cho thấy cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam của khối ngoại khá hạn chế. Mặc dù trên thực tế thị trường tăng trưởng về số lượng công ty niêm yết và vốn hóa thị trường, nhưng sự tăng trưởng vốn hóa chủ yếu chỉ đến từ một số công ty và phần lớn quy mô của các đợt IPO đều rất nhỏ. TTCK Việt Nam còn rất nhiều cổ phiếu “bị lãng quên”, đây là những cổ phiếu không được các chuyên viên phân tích chú ý do quá nhỏ hoặc không nằm trong nhóm ngành ưa thích.

Một yếu tố khác hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài và tiềm năng phát triển các quỹ nước ngoài mới vào trong nước là tình trạng thiếu thanh khoản hoặc do số lượng cổ phiếu cho phép sở hữu nước ngoài thấp hoặc do khối lượng cổ phiếu có thể tự do lưu hành tương đối nhỏ vì Nhà nước tiếp tục nắm phần lớn cổ phần.

Quy mô cơ hội đầu tư và những thay đổi về giới hạn đầu tư nước ngoài có thể giúp thu hút dòng vốn nước ngoài chảy vào TTCK tích cực hơn.

Hy vọng những cải cách trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc cổ phần hóa các tổ chức kinh tế lớn như Vietnam Airlines, MobiFone và Vinaphone sẽ đem lại quy mô đầu tư hấp dẫn cho NĐT nước ngoài. Đồng thời, NĐT nước ngoài cũng mong muốn Nhà nước có thể bán ra lượng cổ phần lớn hơn trong các công ty này để cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

 

Triển vọng dòng vốn ngoại ảnh 2

Marc Djandji, Giám đốc Khối nghiên cứu, CTCK Bản Việt

Việt

Nam

ít biến động về danh mục đầu tư nước ngoài và tỷ lệ rút vốn thấp. Trên thực tế, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng vào Việt Nam giảm trong năm 2011, nhưng chúng tôi nhận thấy tình trạng này không nghiêm trọng như các thị trường mới nổi khác. Hầu hết các nước châu Á đều có dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm so với năm trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại Việt

Nam

khá thấp và NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu Việt

Nam

. Ngược lại, tại các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Thái Lan và Ấn Độ, dòng vốn vào giảm mạnh, thậm chí một số nước còn bị rút vốn.