Triển khai 5G tại Việt Nam: Tìm tốc độ phù hợp để tạo lợi ích cân bằng

Triển khai 5G tại Việt Nam: Tìm tốc độ phù hợp để tạo lợi ích cân bằng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thông qua 5G, cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ tại hàng nghìn nhà máy tại Việt Nam. Quá trình phát triển 5G được nhận định đang đi đúng tốc độ và cần chuẩn bị phương án kỹ lưỡng để tạo lợi ích cân bằng.

Tại Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, Thông minh hơn, Xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức, câu chuyện về triển khai 5G tại Việt Nam đã được thảo luận dưới góc nhìn từ cả phía nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp, khách hàng sử dụng dịch vụ.

Đến thời điểm hiện nay, 5G tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ của các doanh nghiệp (Viettel, VNPT, Mobifone). Với những thử nghiệm ở những góc độ khác nhau trên 40 tỉnh, thành phố: thử nghiệm ở các băng tần số khác nhau từ băng tần thấp đến băng tần trung và cả băng tần mmWave, thử nghiệm mô hình SA/NSA; thử nghiệm kỹ thuật, thương mại dịch vụ 5G.Thời gian thử nghiệm 2 năm qua cho thấy, Việt Nam đã tham gia tiếp cận vào 5G rất sớm cả từ phương diện quản lý nhà nước đến triển khai mạng lưới, cung cấp dịch vụ.

Mục tiêu về 5G của nhà nước được định hình rõ nét hơn với các mục tiêu như sớm phủ sóng đến các khu công nghiệp công nghệ cao; khu vực có nhu cầu; yêu cầu về tiến độ phủ sóng khi triển khai 5G… Các yêu cầu về dùng chung hạ tầng, dùng chung mạng lưới phần tích cực, dùng chung tần số… vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu để đưa ra các chính sách nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư của doanh nghiệp, của xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác mạng đồng thời khuyến khích, thúc đẩy tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm chủ công nghệ 5G thông qua việc sử dụng thiết bị Make in Vietnam.

Các quy chuẩn về 5G như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G - Phần truy nhập vô tuyến (QCVN 128:2021/BTTTT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G độc lập - Phần truy nhập vô tuyến (QCVN 127:2021/BTTTT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất 5G – (QCVN 126:2021/BTTTT) đã sẵn sàng cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người sử dụng.

Chính sách đấu giá băng tần số được xây dựng thông qua luật Tần số sửa đổi, nghị định hướng dẫn.

Nhận xét về quá trình triển khai 5G tại Việt Nam liệu có đang chậm hơn so với các quốc gia khác, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho rằng, công nghệ 5G và hệ sinh thái 5G mặc dù đã được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây nhưng ngay cả những nước phát triển nhất về viễn thông trên thế giới vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình thương mại hóa 5G.

Mỗi quốc gia và thị trường đều có cách thức và lộ trình riêng. Hiện có khoảng 55-60 quốc gia đã triển khai 5G và Việt Nam được đánh giá cao là một trong những quốc gia đã sớm bắt đầu.

“Việt Nam đã triển khai hoạt động phát triển 5G rất tốt. Tôi tin Chính phủ và các nhà mạng có lộ trình thích hợp và tiến độ tốt trong lĩnh vực này. Trong 2-3 năm tới, khi quá trình triển khai đi vào đại trà, tốc độ phát triển sẽ tăng rất nhanh”, ông Denis Brunetti cho biết.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trình bày tại diễn đàn. Ảnh: Dũng Minh

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trình bày tại diễn đàn. Ảnh: Dũng Minh

Từ góc độ nhà cung cấp mạng, ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, cần chuẩn bị phương án đầu tư kỹ lưỡng, bởi việc triển khai 5G có nhiều khác biệt so với 2G, 3G, 4G đã được triển khai trước đây.

“Trước đó, chúng ta đã triển khai 2G-3G-4G theo đúng lộ trình. Ban đầu khi triển khai 2G, các chi phí đầu tư là rất lớn, chi phí thuê nhà trạm rất cao. Đầu tư cao thì cước phí cao. Sau đó, việc triển khai 3G-4G có chi phí giảm dần.

Câu chuyện về 5G hơi khác một chút. Chúng tôi tập trung mạnh việc triển khai 5G để cung cấp dịch vụ cho đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp. Với đặc điểm tốc độ cao, độ trễ thấp, 5G sẽ tạo ưu thế cho phát triển năng lực sản xuất. 5G cũng cần những thử nghiệm để cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho một khu công nghiệp, một nhà máy, một cảng biển với những yêu cầu khác biệt về tốc độ, mật độ thiết bị, độ trễ…

Nếu phát triển mạng 5G, nhưng phía khách hàng/doanh nghiệp chưa có sự tương thích, chưa có nhu cầu thì sẽ không đạt hiệu quả. VNPT đang làm việc với một số nhà máy sản xuất để xây dựng các kết nối riêng. Chúng tôi tập trung vào thị trường ngách trước khi tiến tới thị trường đại chúng.

Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: Dũng Minh
Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: Dũng Minh

Trong quá trình này, cần có xây dựng chương trình 5G đồng tốc để tạo lợi ích cân bằng, từ cả phía chính phủ, nhà cung cấp mạng, khách hàng doanh nghiệp, người sử dụng dịch vụ…”, ông Ngô Diên Hy cho biết.

Chia sẻ thêm về việc triển khai 5G, ông Ngô Diên Hy cho biết, hiện các nhà mạng tại Việt Nam đang chuẩn bị đấu giá băng tần. Đây là điều kiện tiên quyết, bởi có tần số thì mới xây dựng được cơ sở thương mại.

Tin bài liên quan