Rủi ro không đồng nghĩa với biến động
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett không đồng tình với việc xem rủi ro đồng nghĩa với sự biến động.
Thay vào đó, rủi ro nên được coi là tình trạng “không thể thoát ra” của nhà đầu tư. Ðiều này được đúc rút từ sự nghiệp đầu tư vĩ đại của ông và nó mở ra cho các nhà đầu tư nhiều suy nghĩ phải cân nhắc.
Cụm từ “không thể thoát ra” không chỉ hiểu là việc không có khả năng thoát ra, mà còn là trạng thái do dự, không thể ra được quyết định bởi nhiều nhân tố tác động.
Tất cả nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc nhà đầu tư không hiểu rõ mình đang sở hữu tài sản gì (hiểu doanh nghiệp) cùng trạng thái sợ hãi, không ổn định trong tâm lý, cảm xúc.
Việc lo sợ đánh mất những gì đang sở hữu như tiền bạc là nỗi sợ cố hữu của nhà đầu tư nói riêng và con người nói chung, nhưng cần phân biệt khái niệm sự lo lắng có lý trí (anxiety) với nỗi sợ hãi (fear) không có cơ sở.
Nhà đầu tư, hay chính xác hơn là các nhà giao dịch thường phải đối mặt với nỗi sợ hãi nhiều hơn là những lo lắng có lý trí.
Nhà đầu tư, hay chính xác hơn là các nhà giao dịch thường phải đối mặt với nỗi sợ hãi nhiều hơn là những lo lắng có lý trí, vì lượng thông tin, nền tảng đầu vào họ dựa vào rất ít và không vững chắc.
Nhiều khi giá cả thị trường và khối lượng giao dịch của cổ phiếu là hai chất liệu chính làm nên các công cụ phân tích kỹ thuật của nhà đầu tư.
John Kenneth Galbraith, nhà kinh tế học người Canada có câu: “Thiên tài là thị trường đang lên”. Chứng khoán đã tăng giá trong phần lớn thời gian, ít ra là chúng đã tăng như thế trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Số đợt giảm giá mạnh của VN-Index từ 2009 tới nay ít hơn số lần tăng giá mạnh.
Từ năm 1900 đến nay, có tới 47% số năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt tỷ lệ tăng trưởng hai con số. Với bối cảnh thuận lợi như thế, xu hướng tự nhiên của các nhà đầu tư là cho rằng những lợi nhuận mà họ giành được là nhờ kỹ năng, thay vì nhờ các điều kiện thị trường thuận lợi.
Humphrey B.Neil, tác giả cuốn The Art of Contrary Thinking (tạm dịch: Nghệ thuật tư duy ngược) thì cảnh báo: “Ðừng nhầm lẫn những bộ não với một thị trường đang tăng.
Chỉ số công nghiệp dowjones cũng diễn biến tương tự.
Ý tưởng chúng ta lẫn lộn giữa năng lực lựa chọn các cổ phiếu trên trung bình ở một thị trường nước đang lên nâng mọi con tàu lên theo phổ biến tới mức có một cái tên cho nó, thiên kiến quy kết.
Thiên kiến quy kết là để chỉ xu hướng người ta quy kết thành công của họ cho năng lực và thất bại của họ là vì những tác động ngoại cảnh”.
Một tài liệu nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng, các thị trường đang tăng điểm khiến những nhà đầu tư cá nhân thực hiện giao dịch nhiều hơn.
Lý do nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn trong một môi trường mà lẽ ra nên giao dịch ít hơn là:
Trong một thị trường đang tăng, nhà đầu tư liên tục nhận được phản hồi tích cực và "mắc câu" những kích thích tố tự nhiên mà cơ thể sản sinh ra.
Thật không may, người ta đã ghi nhận được rõ ràng là tốc độ quay vòng vốn và lợi nhuận tăng thêm có tương quan âm với nhau (Michael Patnick, trích trong sách “Big mistakes” - Những sai lầm lớn).
Một thị trường đang tăng tạo ra rất nhiều cơ hội sửa sai và thị trường đang tăng trưởng sẽ gây ra những kết quả thảm hại khi thị trường đi vào chu kỳ giá xuống. Ba lý do sau sẽ giải thích cho việc tại sao hầu hết mọi người đều mất tiền theo cùng một cách:
Thứ nhất, số lần xảy ra bất ổn thực sự, tức là thị trường khi rơi vào trạng thái giảm giá mạnh (giảm trên 20%) sẽ ít hơn số lần tăng mạnh, nếu xét trong khoảng thời gian đủ dài.
Diễn biến của chỉ số VN-Index kể từ giai đoạn khủng hoảng của thị trường chứng khoán trong nước từ năm 2009 tới nay thể hiện điều đó.
Nhưng nếu nhà giao dịch càng rút ngắn thời gian xem xét thì khả năng mắc sai lầm sẽ càng cao.
Thứ hai, khi giá cổ phiếu giảm mạnh theo thị trường thì có xu hướng bán đi và đợi thị trường "ổn định trở lại" rồi mới mua vào.
Như đã dẫn chứng phía trên, số lần bất ổn thực sự của thị trường ít hơn so với nhịp tăng giá, thay vào đó là những biến động nhỏ nhưng điều này đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư.
Ðây là quá trình hoàn hảo cho việc "mua cao, bán thấp", lặp lại việc làm này thường xuyên sẽ khiến nhà đầu tư rơi vào một cái bẫy khó để thoát ra được, hay còn gọi là bẫy tâm lý được xây bằng chất liệu là nỗi sợ hãi.
Benjamin Graham, người khai sinh ra trường phái đầu tư giá trị cho rằng, có rất nhiều nhà đầu tư cực kỳ thông minh tham gia vào việc cố gắng "thông minh hơn những người khác trong ngắn hạn", hành động của họ đã triệt tiêu lẫn nhau và giá cổ phiếu trong ngắn hạn đã thể hiện tất cả điều này.
Thua lỗ của họ đến từ những điều họ không biết sẽ xảy ra trong tương lai, có thể hiểu là sự điên rồ của một đám đông mà chẳng công cụ gì có thể định lượng được.
Phải đưa ra kỷ luật cho cảm xúc
Như vậy, định nghĩa rủi ro là việc không thể thoát ra của Warren Buffett như là một biểu hiện cuối cùng hay kết quả của một quá trình thiếu sót.
Nhà giao dịch có thể mua đi bán lại liên tục, trạng thái tâm lý “thắng ham chơi, thua ham gỡ” giữ họ tiếp tục giao dịch mà không thể thoát ra được cho tới khi họ thừa nhận sai lầm.
Nhà giao dịch khét tiếng nhất mọi thời đại Jesse Livermore từng có những giây phút là người giàu nhất thế giới đã phải kết thúc cuộc đời mình mà vẫn còn một khoản nợ.
Bộ óc xuất chúng Isaac Newton không bao giờ muốn nhắc tới cổ phiếu mà ông đã mua trong trạng thái “hưng phấn” và rồi làm mất hẳn một gia tài. J
ohn Maynard Keynes, nhà kinh tế học vĩ đại đã phải thay đổi từ việc đầu cơ hay dựa trên những suy diễn về vĩ mô của ông sang trường phái tập trung vào giá trị nội tại của doanh nghiệp và đã mang lại thành công rất lớn cho danh mục đầu tư.
Long - Term Capital Management - tổ chức đầu tư được gọi là “nhiều não” nhất (tính trên mét vuông sàn làm việc) với các nhà kinh tế học đạt giải Nobel thực hiện các chiến lược đầu cơ dựa trên các mô hình định lượng toán học là câu chuyện kinh điển nhất mọi thời đại về sự điên rồ của con người trong một thị trường giá xuống.
Quỹ này đã đóng cửa trong vòng 4 năm hoạt động với mức thua lỗ vĩnh viễn 92% vào năm cuối cùng.
Warren Buffett từng viết: “Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc khác thường hay thông tin nội bộ. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định và khả năng khiến cho cảm xúc không phá hủy nền tảng đó. Bạn phải tự đưa ra kỷ luật cho cảm xúc”.
Harry Markowitz là cha đẻ của lý thuyết quản lý danh mục hiện đại (giải Nobel năm 1990) đã nói rằng “chiến lược của tôi là tối thiểu hóa sự nuối tiếc”, ám chỉ những khó khăn trong việc “thoát ra” các trạng thái tiêu cực của tâm lý và cảm xúc. Cách “phòng” luôn tốt hơn “chữa”.
Ðể chiến thắng thị trường, chỉ hiểu biết về kỷ luật cảm xúc sẽ là không đầy đủ, nhà đầu tư cũng cần một quá trình thực hành, vấp ngã và rút kinh nghiệm để tích lũy.