Trầm lắng trái phiếu DN Việt ở sàn  ngoại

Trầm lắng trái phiếu DN Việt ở sàn ngoại

(ĐTCK) Tìm hiểu của ĐTCK về thực trạng giao dịch trái phiếu của 3 DN Việt Nam trên sàn ngoại cho thấy, tính thanh khoản của các mặt hàng này khá thấp. Thực tế này đang là một thách thức không nhỏ với các tổ chức đang có ý định tìm vốn bằng phát hành trái phiếu trên sàn ngoại như Vietcombank, PetroVietnam và Vinacomin…

Trái phiếu Vietinbank giao dịch trầm lắng

Thanh khoản của trái phiếu Vietinbank, mặt hàng được các chuyên gia trong ngành tin là thanh khoản nhất trong số 3 loại trái phiếu Việt Nam đang niêm yết tại nước ngoài, lại tương đối thấp kể từ khi niêm yết vào tháng 5/2012 trên sàn SGX của Singapore. Giá trị một phiên giao dịch chỉ đạt vài trăm ngàn USD đến vài triệu USD (tương đương vài tỷ đến vài chục tỷ đồng), chiếm dưới 1% tổng giá trị phát hành 250 triệu USD.

Giá trị giao dịch này thậm chí thấp hơn nhiều so với giá trị giao dịch của một số trái phiếu niêm yết trong nước. Một mã trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hiện đang giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội có giá trị giao dịch gần 100 tỷ đồng/phiên, chiếm gần 10% tổng giá trị phát hành, tần suất phiên giao dịch/tháng tương đương với trái phiếu Vietinbank.

Trầm lắng trái phiếu DN Việt ở sàn  ngoại ảnh 1

Vinacomin hiện vẫn chờ “thời điểm thích hợp” để phát hành trái phiếu quốc tế

Nếu so sánh với giá trị giao dịch lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD mỗi phiên của những mã trái phiếu của các nước khác cũng niêm yết trên sàn SGX, tính thanh khoản trái phiếu Vietinbank trở nên không đáng kể.

“Những con số giao dịch này chứng tỏ thanh khoản của trái phiếu DN Việt Nam không cao ở nước ngoài, nhà đầu tư có xu hướng mua và giữ cho đến khi đáo hạn nhiều hơn”, ông Trịnh Quang Dũng, chuyên viên phân tích trái phiếu của CTCK Vietcombank nhận xét.

Dù vậy, trái phiếu Vietinbank là thanh khoản nhất trong số 3 trái phiếu Việt Nam đang niêm yết tại nước ngoài, khi vẫn có 2-4 giao dịch/tháng. Các chuyên gia theo dõi trái phiếu cho biết, rất khó tìm được dữ liệu giao dịch trái phiếu của hai tổ chức còn lại là Masan Group và VinGroup, vì hai trái phiếu này có tính chất là sản phẩm trái phiếu cơ cấu (trái phiếu chuyển đổi), khác hẳn với loại trái phiếu chuẩn của Vietinbank, nên giao dịch cũng không thường xuyên, tương tự như giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC của Việt Nam.

Giám đốc đầu tư của một quỹ ngoại ở Việt Nam cho biết, bản thân ông khi trao đổi với những tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế đã nêu ý kiến rằng họ nên niêm yết trái phiếu của mình tại thị trường trong nước, cho dù đã phát hành ra nước ngoài, để tăng thanh khoản. Tính thanh khoản yếu sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phát hành tiếp theo của các doanh nghiệp này.

Trong năm 2012, Hoàng Anh Gia Lai đã phải hủy niêm yết trái phiếu chuyển đổi của mình ở thị trường Singapore , một phần do có ít giao dịch được thực hiện đối với trái phiếu này, khiến chi phí cho niêm yết trở nên lãng phí.

 

Thách thức huy động vốn trên sàn ngoại

Sự trầm lắng của trái phiếu Việt là một thách thức không nhỏ với các tổ chức khác muốn vay nợ thông qua trái phiếu ở nước ngoài. Tính đến nay, đã có 3 tổ chức nữa là Vietcombank, PetroVietnam và Vinacomin đánh tiếng sẽ phát hành trái phiếu quốc tế từ cách đây ít nhất 1 năm. Tuy nhiên, nguồn tin từ Vụ Tài chính - Ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, các tổ chức này tính đến đầu năm 2013 vẫn chưa xin cấp hạn mức tín dụng để phát hành.

Trao đổi với ĐTCK về kế hoạch gọi vốn ở thị trường trái phiếu nước ngoài, ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc của Vinacomin cho biết, Tập đoàn vẫn “đang nghiên cứu chờ đến thời điểm quý II, tình hình ổn định hơn để cân nhắc.”

“Triển vọng tốt hơn vẫn nằm ở 6 tháng cuối năm, do chính sách vĩ mô trong nước khi đó sẽ đi vào ổn định hơn đồng thời kinh tế thế giới cũng sẽ tăng trưởng tốt hơn,” ông Biên giải thích.

Thực ra, đang có một vài tín hiệu tích cực đối với trái phiếu Vietinbank. Tính từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 1, lợi suất trái phiếu Vietinbank đã giảm đột ngột hơn 200 điểm cơ bản, từ 9%/năm xuống chỉ còn khoảng 6,6-7%/năm  (tương ứng với việc giá trái phiếu tăng lên), do sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư quốc tế tới thị trường mới nổi từ tháng 12/2012 tới nay cộng thêm sự kiện Vietinbank bán thành công 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ. Tuy nhiên, đến nay, Vietinbank cũng vẫn chưa tiết lộ ý định cụ thể về việc hoàn thành nốt kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Trong năm 2012, ngân hàng này đặt mục tiêu phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế, nhưng chỉ bán được một nửa so với số lượng dự kiến.

Giao dịch trái phiếu Vietinbank trên thị trường thứ cấp từ tháng 5/2012 -1/2013

Date

Price

Value (million USD)

Dealer to client

High

Low

Last

Dealer buy

Dealer sell

Net

1/9/2013

106

102

106

1.4

1000

400

600

1/7/2013

101

101

101

0.6

600

0

600

1/4/2013

104

104

104

0.4

0

400

-400

1/3/2013

102

102

102

2.0

1000

1000

0

12/18/2012

100

100

100

2.0

1000

1000

0

12/17/2012

99.05

99

99

1.5

500

500

0

11/30/2012

96.75

96.75

96.75

0.6

300

300

0

11/5/2012

96.8

96.8

96.8

1.9

950

950

0

11/2/2012

98.45

97.45

98.45

1.5

500

500

0

9/4/2012

97.5

97.5

97.5

0.5

250

250

0

8/21/2012

98.8

98.8

98.8

0.3

0

300

-300

8/2/2012

100

100

100

0.6

300

300

0

7/13/2012

98.15

98.15

98.15

2.0

1000

1000

0

6/22/2012

97.55

97.55

97.55

0.5

0

500

-500

6/21/2012

99

99

99

0.6

300

300

0

5/24/2012

96.7

96.2

96.7

1.3

500

500

0

5/18/2012

98.375

98.375

98.375

1.0

0

0

0

5/16/2012

96

96

96

0.5

0

0

0

5/15/2012

97.25

97.25

97.25

3.0

2000

1000

1000

5/11/2012

98.992

98.492

98.492

0.6

300

300

0

(Nguồn: Cbonds)