Trái phiếu bị ảnh hưởng khi lãi suất tăng cao gây lo ngại cho các nhà giao dịch

Trái phiếu bị ảnh hưởng khi lãi suất tăng cao gây lo ngại cho các nhà giao dịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường trái phiếu toàn cầu đang giảm mạnh sau hai đợt tăng lãi suất gây sốc trong tuần này, khiến các nhà giao dịch dự đoán các ngân hàng trung ương còn lâu mới hoàn thành kế hoạch chống lạm phát.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn tăng lên gần mức cao nhất kể từ tháng 3/2023. Lợi suất trái phiếu cùng loại của Australia cũng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Các nhà đầu tư đang quay lưng với trái phiếu Chính phủ sau khi ngân hàng trung ương Canada và Australia khiến thị trường hoảng loạn bởi hai đợt tăng lãi suất mạnh, với lý do để chống lại sự gia tăng nhanh chóng của giá tiêu dùng.

Động thái này khiến các nhà giao dịch phải suy nghĩ lại về việc đặt cược vào khả năng Fed hạ lãi suất vào cuối năm 2023. Nó cũng là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến chống lạm phát có thể còn lâu mới kết thúc, đồng nghĩa chu kỳ tăng lãi suất hiện tại sẽ kéo dài.

Những lo ngại mới này có nguy cơ khiến tài sản rủi ro trên toàn cầu biến động mạnh hơn. Tuy nhiên, cũng giống như thời kỳ tăng lãi suất vào năm 2022, nó khiến các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống sụt giảm. Cụ thể, trái phiếu Chính phủ Mỹ đã giảm khoảng 1% trong tháng 5 khi các quỹ lấy lại được vị thế.

Các chuyên gia của Deutsche Bank cho biết: Tình hình hiện nay trái ngược hoàn toàn với quan điểm cho rằng giới hoạch định chính sách sắp tạm dừng tăng lãi suất, đặc biệt khi Canada là một trong những nước đầu tiên chính thức đưa ra tín hiệu tạm dừng vào tháng 1/2023.

"Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Fed có tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tuần tới, hay họ sẽ giữ nguyên lãi suất sau 10 lần tăng liên tiếp", theo Deutsche Bank.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ ít thay đổi trong đầu phiên giao dịch ngày 08/06 ở Anh, với trái phiếu kỳ hạn 10 năm có lợi suất khoảng 3,8%, tăng khoảng 0,1% trong tuần này. Lợi suất trái phiếu Chính phủ 3 năm của Australia tăng tới 0,17% lên 3.87%, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Giới đầu tư đã nhanh chóng định giá Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% trong tháng 7 năm nay. Mặc dù họ vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ giảm vào cuối năm, song thị trường đã giảm bớt kỳ vọng về tần suất giảm. Điều đó đã khiến đường cong lợi suất của Mỹ phẳng trở lại.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào dữ liệu lạm phát của Mỹ vào tuần tới. Dữ liệu này sẽ cung cấp thêm manh mối về đường lối chính sách của Fed.

Diana Iovanel, chuyên gia kinh tế tại Capital econom, lưu ý rằng: "Với việc lạm phát có vẻ dai dẳng hơn, chúng tôi cho rằng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất chính sách cao hơn trong thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây.

Trong khi một số ngân hàng, bao gồm Societe Generale cho rằng lãi suất của Mỹ có thể đã ở mức cao nhất, thì điều tương tự không thể xảy ra đối với các ngân hàng ở châu Âu. Dữ liệu về hợp đồng hoán đổi tín dụng cho thấy các nhà giao dịch đang định giá Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tăng lãi suất 50 điểm trong vòng 3 tháng tới.

Guy Stear, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tài sản có thu nhập cố định tại SocGen, cho rằng ECB đang đi sau về áp lực lạm phát và về lãi suất, nên họ sẽ phải tiếp tục đi.

Tin bài liên quan