Nhận định về cơ hội hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang khuyến khích đầu tư những lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, chống ngập, đường sắt đô thị, y tế…
Đây cũng chính là những ngành, nghề mà Nhật Bản có khả năng và nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, nên sẽ là tiền đề để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, thành phố luôn chào đón, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó, có các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh lâu dài và có hiệu quả.
Ông Iijima Isao, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản cho biết, trong những năm qua, giữa Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, thông qua các chương trình kết nối, giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.
Ông Isao cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với tiềm năng lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được nâng tầm trở thành: “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.” Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng.
Thành phố đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với nhiều địa phương của Nhật Bản. Nhật Bản hiện đứng vị trí thứ 6 về tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố, với 865 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 2,9 tỷ USD; trong đó, bốn lĩnh vực thu hút vốn đầu lớn nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, du khách Nhật Bản luôn đứng ở vị trí cao trong top 10 thị trường khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Lượng khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Nhật Bản thăm quan cũng liên tục tăng qua nhiều năm.
Chia sẻ với các doanh nghiệp Nhật Bản tại hội nghị, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm tới, định hướng đầu tư phát triển của thành phố sẽ có những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc 9 nhóm ngành dịch vụ gồm tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; vận tải-kho bãi, dịch vụ cảng-hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học-công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục-đào tạo; và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố: cơ khí; điện tử-công nghệ thông tin; hóa chất-cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm.
Qua hội nghị này, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn giới thiệu các chính sách mời gọi đầu tư nước ngoài vào thành phố, với các dự án về đường sắt đô thị, xử lý nước thải, thương mại, du lịch…
Riêng đối với, Nhật Bản, đất nước có nhiều thế mạnh về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, thực phẩm…là đối tác mà thành phố đặc biệt quan tâm.
Đây cũng chính là những ngành, nghề mà Nhật Bản có khả năng và nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, nên sẽ là tiền đề để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, thành phố luôn chào đón, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó, có các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh lâu dài và có hiệu quả.
Ông Iijima Isao, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản cho biết, trong những năm qua, giữa Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, thông qua các chương trình kết nối, giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.
Ông Isao cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với tiềm năng lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được nâng tầm trở thành: “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.” Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng.
Thành phố đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với nhiều địa phương của Nhật Bản. Nhật Bản hiện đứng vị trí thứ 6 về tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố, với 865 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 2,9 tỷ USD; trong đó, bốn lĩnh vực thu hút vốn đầu lớn nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, du khách Nhật Bản luôn đứng ở vị trí cao trong top 10 thị trường khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Lượng khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Nhật Bản thăm quan cũng liên tục tăng qua nhiều năm.
Chia sẻ với các doanh nghiệp Nhật Bản tại hội nghị, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm tới, định hướng đầu tư phát triển của thành phố sẽ có những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc 9 nhóm ngành dịch vụ gồm tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; vận tải-kho bãi, dịch vụ cảng-hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học-công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục-đào tạo; và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố: cơ khí; điện tử-công nghệ thông tin; hóa chất-cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm.
Qua hội nghị này, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn giới thiệu các chính sách mời gọi đầu tư nước ngoài vào thành phố, với các dự án về đường sắt đô thị, xử lý nước thải, thương mại, du lịch…
Riêng đối với, Nhật Bản, đất nước có nhiều thế mạnh về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, môi trường, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, thực phẩm…là đối tác mà thành phố đặc biệt quan tâm.