Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu “giá bèo” dậy sóng

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu “giá bèo” dậy sóng

(ĐTCK) Thị trường đã tăng điểm nhẹ trong tuần cuối cùng của tháng 5 với thanh khoản khá tích cực bởi dòng tiền đầu cơ chảy mạnh. Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cùng các cổ phiếu đầu cơ là điểm nhấn của thị trường với mức tăng mạnh.

Cổ phiếu “giá bèo” lại tiếp tục dậy sóng khi trên sàn HOSE tuần qua, cổ phiếu tăng mạnh nhất là GTT của CTCP Thuận Thảo. Với 5 phiên tăng trần liên tiếp giúp GTT tăng từ 1.800 đồng/Cp lên 2.300 đồng/CP, tương ứng tăng 27,78% và thanh khoản cũng tăng tích cực với những phiên đạt trên 1 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó phiên cao nhất chỉ đạt hơn 600 triệu đồng. Tổng cộng thanh khoản tuần qua của GTT đạt 4,73 tỷ đồng.

Được biết, kết thúc quý I/2015, GTT đạt 57,55 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế gần 260 triệu đồng, lần lượt giảm 15,9% và 71,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin mới đây nhất là ngày 20/5 vừa qua, ĐHCĐ thường niên năm 2015 lần 2 của Công ty bất thành do số lượng cổ đông tham dự không đủ lượng tối thiểu để tiến hành.

Cổ phiếu GTT rơi vào diện cảnh báo từ ngày 26/5 do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013 có các vấn đề ngoại trừ trọng yếu có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, bảng danh sách này còn xuất hiện các cổ phiếu tí hon cũng “có vấn đề” như KTB của CTCP Khoáng sản Tây Bắc và PTL của CTCP Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí.

Cụ thể, KTB đã tổ chức 2 lần ĐHCĐ thường niên năm 2015 nhưng đều không thành bởi lượng cổ đông tham dự không đủ điều kiện để tiến hành và hiện Công ty đang vướng mắc việc chia cổ tức từ năm 2010.

Trong năm vừa qua, Công ty đã thực hiện việc chốt danh sách để chi trả khoản cổ tức bằng tiền năm 2010 cho cổ đông, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Công ty còn vướng khoản phải thu, là khoản cổ tức năm 2010 đã chia bằng cổ phiếu phát sinh do rút lại quyền kinh doanh các mỏ đã góp vốn. Vì vậy, HĐQT đang đề xuất tạm thời chưa chia khoản cổ tức bằng tiền năm 2010 và dự kiến sẽ không chia cổ tức năm 2014,2015.

Trong khi đó, với kết quả kinh doanh kém hiệu quả nhưng không làm giá cổ phiếu PTL kém hấp dẫn. Tại ĐHCĐ thường niên vừa qua, Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2015 với chỉ tiêu doanh thu 500 tỷ đồng nhưng lợi nhuận 0 đồng.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE

Ngày 29/5

Ngày 22/5

Biến động (%)

GTT

2.3

1.8

27,78

KTB

3.8

3.1

22,58

ITD

16.8

13.9

20,86

NVT

4.1

3.5

17,14

PNC

12.8

11

16,36

PTL

2.2

1.9

15,79

CDO

20

17.3

15,61

VMD

27.6

23.9

15,48

QBS

11.5

10

15

DCL

38.7

33.8

14,5

Ở chiều ngược lại, cũng là cổ phiếu tí hon nhưng CIG của CTCP COMA 18 đã trải qua 4 phiên giảm sàn và 1 phiên đứng giá đã trở thành cổ phiếu giảm giá mạnh nhất tuần. Thanh khoản của CIG vẫn ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch cả tuần chỉ đạt 20 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến CIG suy giảm mạnh cùng thanh khoản nhỏ giọt do thực trạng hiện tại, cụ thể cổ phiếu CIG bị kiểm soát từ ngày 16/3/2015 và kết quả kinh doanh của Công ty tiếp tục thua lỗ trong quý I/2015 với lợi nhuận sau thuế âm 2,9 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ cùng kỳ.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ suy giảm, cổ phiếu thị giá cao VCF của CTCP Vinacafé cũng rơi vào bảng danh sách này khi liên tiếp có những phiểm giảm điểm mạnh. Cả tuần, VCF đã giảm tới 26.000 đồng, tương ứng giảm 12,15% với thanh khoản ở mức thấp đạt hơn 1,9 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE

Ngày 29/5

Ngày 22/5

Biến động (%)

CIG

1.8

2.2

-18,18

SC5

23

27.8

-17,27

ST8

22.5

27

-16,67

HOT

27

31.1

-13,18

C47

13

14.9

-12,75

VCF

188

214

-12,15

TCO

10.2

11.2

-8,93

TYA

9.8

10.7

-8,41

PTC

10.1

10.9

-7,34

HVX

5.3

5.7

-7,02

Trên sàn HNX, biên độ tăng giá của các cổ phiếu khá rộng. Trong đó, cổ phiếu đầu cơ SHN của CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội đã có 4 phiên tăng trần và 1 phiên đứng giá giúp giá cổ phiếu này tăng trưởng tới hơn 43%. Đồng thời, thanh khoản của SHN cũng cải thiện đáng kể với tổng giá trị giao dịch đạt 75,63 tỷ đồng.

Nguyên nhân giúp SHN tăng mạnh có thể do kết quả kinh doanh khả qua trong quý I/2015. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2015, SHN đạt hơn 2,1 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế hơn 247 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lỗ ròng 1,4 tỷ đồng.

Được biết, sau khi xin gia hạn lùi thời gian họp ĐHCĐ thường niên và đợt hủy danh sách cổ đông chốt quyền tham dự Đại hội vào cuối tháng 5, SHN đã có thông báo ngày 3/6 tới đây là ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại Hội. Tuy nhiên, thời gian họp chính thức vẫn chưa có và Công ty sẽ thông báo sau đó.

Sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp HNX-Index có những phiên tăng điểm mạnh. Chính vì vậy, trong bảng danh sách cổ phiếu tăng mạnh trên sàn cũng có sự xuất hiện của đại diện bank. Cụ thể, ACB đã duy trì sắc xanh trong cả 5 phiên với mức tăng trưởng đạt gần 20% và đứng ở vị trí thứ 9 của bảng xếp hạng.   

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX

Ngày 29/5

Ngày 22/5

Biến động (%)

SHN

10.3

7.2

43,06

HHG

9.9

7.6

30,26

AMV

3.9

3.1

25,81

ASA

4.1

3.3

24,24

TH1

22.2

17.9

24,02

DC2

3.5

2.9

20,68

PEN

11.3

9.4

20,21

PGT

7.2

6

20

ACB

19.3

16.1

19,88

L44

6.8

5.8

17,24

Trong khi đó, OCH của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Với 4 phiên giảm mạnh, trong đó có 2 phiên giảm sàn và duy nhất phiên 26/5 không có giao dịch khiến giá cổ phiếu OCH giảm từ 24.600 đồng/CP xuống 18.000 đồng/CP, tương ứng giảm 26,83%.

Được biết, ngày 20/5 vừa qua, HNX đã có công văn chính thức về việc đưa cổ phiếu OCH vào diện bị cảnh báo do Công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Trường hợp đến ngày 30/5/2015, Công ty chưa khắc phục được tình trạng nêu trên. Sở GDCK Hà Nội sẽ xem xét đưa cổ phiếu OCH vào diện bị kiểm soát và hạn chế giao dịch.

Kết thúc quý I/2015, OCH đạt doanh thu thuần hơn 7,8 tỷ đồng, giảm mạnh 49,7% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 14,8 tỷ đồng, tăng 25,4% cùng kỳ. Nguyên nhân do Công ty ghi nhận cổ tức từ CTCP Tân Việt với giá trị hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài OCH, cổ phiếu SRB của CTCP Tập đoàn Sara và CTM của CTCP Đầu tư xây dựng và khai thác mỏ lần lượt bị kiểm toán và bị hủy niêm yết cũng rơi vào bảng danh sách này.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX

Ngày 29/5

Ngày 22/5

Biến động (%)

OCH

18

24.6

-26,83

MIM

6

7.7

-22,08

CCM

11.2

13.6

-17,65

C92

9.6

11.5

-16,52

HDA

8.9

10.6

-16,04

SDC

15.4

17.9

-13,97

HCT

10.5

12

-12,5

SRB

2.2

2.5

-12

CTM

1.5

1.7

-11,77

NFC

26

29.3

-11,26

Tin bài liên quan