Những phiên liên tiếp ghi nhận đợt sóng tăng mạnh của các cổ phiếu nhóm khoáng sản khiến top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE không thể vắng bóng những gương mặt của ngành.
Trong đó, BMC của CTCP Khoáng sản Bình Định dù quay đầu giảm điểm trong phiên cuối tuần nhưng với 4 phiên tăng mạnh, trong đó có tới 3 phiên tăng trần đã giúp cổ phiếu này trở thành quán quân của bảng xếp hạng.
Tuần qua, cổ phiếu BMC đã tăng giá từ 14.500 đồng/Cp lên 17.500 đồng/cp, tương ứng biên độ tăng hơn 20%. Cùng với sự khởi sắc về giá, thanh khoản của BMC cũng cải thiện đáng kể so với các tuần trước đó, đáng chú ý phiên 2/3 đã khớp lệnh 0,12 triệu đơn vị, mức cao nhất trong hơn 4 tháng qua (kể từ cuối tháng 10/2015). Tính chung cả tuần, tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 0,3 triệu đơn vị, gấp tới 12,5 lần so với tuần trước (chưa tới 25.000 đơn vị/tuần).
Cùng với xu hướng tăng chung của nhóm cổ phiếu khoáng sản, BMC còn có thêm thông tin hỗ trợ về việc chia cổ tức. Cụ thể, ngày 11/3 tới đây, BMC sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức đợt 2/2014 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 30/3/2016. Đồng thời, Công ty cũng sẽ sử dụng danh sách cổ đông chốt trên để tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016.
Đứng ở vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng cũng thuộc họ khoáng sản là DHM của CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu. Dù cũng “hụt hơi” phiên cuối tuần nhưng với đà tăng mạnh trong 4 phiên còn lại, giúp DHM tăng trưởng hơn 19% trong tuần, từ mức giá 7.800 đồng/CP lên 9.300 đồng/CP.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu khoáng sản còn có sự góp mặt của FCM của CTCP Khoáng sản FECON đứng ở vị trí thứ 8 với biên độ tăng hơn 14%.
Mã |
Ngày 4/3 |
Ngày 26/2 |
Biến động (%) |
BMC |
17.5 |
14.5 |
20,69 |
DHM |
9.3 |
7.8 |
19,23 |
HAX |
18.6 |
15.7 |
18,47 |
TRA |
105 |
90 |
16,67 |
SII |
25.6 |
22.1 |
15,84 |
VLF |
1.5 |
1.3 |
15,38 |
DVP |
76 |
66.5 |
14,29 |
FCM |
5.6 |
4.9 |
14,29 |
LCG |
6.5 |
5.7 |
14,04 |
SKG |
122 |
107 |
14,02 |
Tương tự tuần trước, biên độ giảm của các cổ phiếu trên sàn HOSE cũng khá hẹp. Trong đó, TTF của CTCP Gỗ Trường Thành là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Chỉ với 1 phiên tăng duy nhất vào cuối tuần và 4 phiên giảm, trong đó có tới 3 phiên giảm sàn đã đẩy TTF từ mức 31.200 đồng/Cp xuống 26.000 đồng/CP, tương ứng giảm 16,67%.
Trái với diễn biến giảm giá cổ phiếu, thanh khoản của TTF lại khá tích cực. Cùng với phiên cuối tuần đạt khối lượng khớp lệnh gần 1,7 triệu đơn vị, mức cao nhất trong 2 tháng qua, các phiên còn lại giao dịch cũng khá sôi động. Tổng cộng cả tuần, khối lượng khớp lệnh của TTF đạt 3,69 triệu đơn vị, tương ứng trung bình đạt 0,74 triệu đơn vị/phiên, trong khi tuần trước chưa đạt tới 3 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, cặp đôi cổ phiếu HAG – HNG tạo sóng gió trong tuần qua đã góp mặt trong bảng xếp hạng. Trong đó, HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đứng ở vị trí thứ 9 với mức giảm hơn 10% khi có 2 phiên nhích nhẹ và 3 phiên giảm, trong đó có 2 phiên giảm sàn.
Tuy nhiên, thông tin cuối giờ chiều ngày 4/3, FTSE đã tiến hành công bố danh mục định kỳ lần đầu tiên trong năm 2016 rổ chỉ số FTSE với việc thêm 5 cổ phiếu vào danh mục, trong đó có HNG sẽ là điểm tựa giúp cổ phiếu này có sức bật trong tuần mới.
Mã |
Ngày 4/3 |
Ngày26/2 |
Biến động (%) |
TTF |
26 |
31.2 |
-16,67 |
TSC |
16.1 |
18.8 |
-14,36 |
BCG |
17.7 |
20.2 |
-12,38 |
SVT |
18.5 |
21.1 |
-12,32 |
CYC |
2.9 |
3.3 |
-12,12 |
HDG |
23 |
26 |
-11,54 |
HLG |
4.7 |
5.3 |
-11,32 |
EMC |
11.2 |
12.6 |
-11,11 |
HNG |
7.7 |
8.6 |
-10,47 |
CIG |
1.9 |
2.1 |
-9,52 |
Trên sàn HNX, dù biên độ tăng có lớn hơn nhưng cũng không có mã nào vượt quá mức tăng 30%. Tuy nhiên, điểm nhấn trong bảng xếp hạng là cú lội ngược dòng của các cổ phiếu.
Tiêu biểu VC1 của CTCP Xây dựng số 1, với 2 phiên đứng giá và 3 phiên tăng trên 8-9% đã trở cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần với mức tăng 19,5%; trong khi tuần trước cổ phiếu này đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng giảm mạnh nhất.
Tiếp đó, TAG của CTCP Thế giới số Trần Anh cũng bứt phá ngoạn mục từ vị trí quán quân giảm mạnh nhất đã tăng vọt vươn lên vị trí thứ 5 của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất. Với 4 phiên tăng mạnh, trong đó có 2 phiên tăng trần và duy nhất phiên cuối tuần (ngày 4/3) đứng giá giúp TAG tăng 5.400 đồng/Cp, tương ứng tăng hơn 25%.
Được biết, tuần qua, TAG đã có thông báo về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016. Theo đó, TAG sẽ chốt danh sách vào ngày 9/3 và dự kiến tổ chức đại hội ngày 14/4, địa điểm tổ chức dự kiến tại tòa nhà Kinh Đô 292 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội.
Mã |
Ngày 4/3 |
Ngày 26/2 |
Biến động (%) |
VC1 |
18 |
13.9 |
29,5 |
SPI |
4.9 |
3.8 |
28,95 |
SGO |
11.9 |
9.4 |
26,6 |
PDC |
6.8 |
5.4 |
25,93 |
TAG |
26.7 |
21.3 |
25,35 |
NDF |
3 |
2.4 |
25 |
VMI |
6.8 |
5.5 |
23,64 |
ASA |
3.2 |
2.6 |
23,08 |
CTN |
2.3 |
1.9 |
21,05 |
DP3 |
17.5 |
14.5 |
20,69 |
Ngoài ra, đợt sóng cổ phiếu khoáng sản cũng giúp cho VMI của CTCP Khoáng sản và Đầu tư VISACO có được 2 phiên khoác áo tím và lọt vào bảng danh sách khi đứng ở vị trí thứ 7.
Ở chiều ngược lại, sau chuỗi ngày liên tiếp đứng bất động, CAN của CTCP Đồ hộp Hạ Long đã giảm sàn 4 phiên và 1 phiên đứng giá duy nhất khiến CAN trở thành cổ phiếu giảm giá mạnh nhất.
Ngoại trừ CAN có mức giảm hơn 30%, các cổ phiếu còn lại đều có mức giảm từ 25% trở xuống. Trong đó, đứng ở cuối bảng xếp hạng là cổ phiếu mới xuất hiện hồi cuối năm 2015 – TEG của CTCP Bất động sản và Xây dựng Trường Thành.
Mã |
Ngày 4/3 |
Ngày 26/2 |
Biến động (%) |
CAN |
26.3 |
39.9 |
-34,09 |
L62 |
5.7 |
7.7 |
-25,97 |
TPH |
10.4 |
13.5 |
-22,96 |
TSB |
9.2 |
11.4 |
-19,3 |
VNF |
53.1 |
65 |
-18,31 |
TV3 |
30 |
36.7 |
-18,26 |
DLR |
12.6 |
15.4 |
-18,18 |
PCN |
4.2 |
5 |
-16 |
OCH |
5.7 |
6.7 |
-14,93 |
TEG |
17 |
19.8 |
-14,14 |