Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 2,76 điểm (-0,19%), xuống 1.477,03 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 13,3% lên 159.707 tỷ đồng, khối lượng tăng 6,8% lên 5.104 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 10,59 điểm (-2,32%), xuống 445,61 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 13,9% lên 19.880 tỷ đồng, khối lượng tăng 9,4% lên 690 triệu cổ phiếu.
Trong tuần, một số cổ phiếu ngân hàng nổi bật và giúp thị trường kết thúc tuần không giảm sâu, với VCB (+5%), VPB (+1,3%), TPB (+3,3%), MSB (+3,6%), SSB (+4,83%) và đặc biệt là EIB (+20,00%).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành dược phẩm và y tế giảm mạnh nhất với DHG (-4,4%), TRA (-1,1%), DCL (-12,3%), DHT (-0,9%), IMP (-2,1%).
Cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán có một tuần giảm mạnh với SSI (-6,6%), HCM (-4,7%), VCI (-4,4%), SHS (-5,9%), BVS (-4,6%), FTS (-11%), MBS (-6%), VIG (-5,6%), ART (-6,6%), VDS (-3,6%), ORS (-7,8%), và thiệt hại lớn nhất từ APS (-18,2%) và FTS (-11,04%).
Trên sàn HOSE, đáng chú ý nhất trong tuần qua là cổ phiếu TVS của CTCP Chứng khoán Thiên Việt.
Cổ phiếu TVS không những đi ngược xu hướng giảm mạnh của nhóm công ty chứng khoán, mà còn tăng vọt và là cổ phiếu tăng mạnh thứ hai trên sàn HOSE.
Thông tin tích cực ảnh hưởng đến cổ phiếu này đến từ việc CTCP Dịch vụ Di động Trực Tuyến (M_Service), là chủ quản của ví điện tử MoMo đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 với trị giá 200 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management.
TVS đã đầu tư vào M-Services từ khá lâu với giá gốc tính đến ngày 30/9 là 27,8 tỷ đồng. Hiện TVS đang nắm giữ hơn 918.000 cổ phần tại M_Service, tương ứng tỷ lệ sở hữu gần 6%.
Về M_Service, trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu đã tăng gấp 4,7 lần từ mức 889 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 4.233 tỷ đồng vào năm 2019. Tuy nhiên, kinh doanh tiếp tục chịu thua lỗ, với hai năm 2016 và 2017, báo lỗ lần lượt là 146,8 tỷ đồng và 242,7 tỷ đồng, năm 2018 lỗ 440 tỷ đồng và năm 2019 lỗ 853,9 tỷ đồng.
Ở những nơi khác, không thể không nhắc đến EIB, khi có mức tăng tốt nhất trong nhóm ngân hàng, thậm chí là vượt trội.
Hiện nhà đầu tư đang khá quan tâm tới tình hình nhân sự cấp cao ở Ngân hàng này, khi ngày 22/12 vừa qua đã hết thời hạn nhận đề cử nhân sự dự kiến vào HĐQT và BKS (nhiệm kỳ 2020-2025) từ ý kiến cổ đông bằng văn bản được gửi đi trước đó.
Dự kiến, thời gian EIB kiểm tra, rà soát hồ sơ đề cử từ 23/12 đến 13/1/2022 và trình hồ sơ tới Ngân hàng Nhà nước vào 24/1/2022, sau đó tiến hành bầu tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào 15/3/2022.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 17/12 đến 24/12:
Mã |
Giá ngày 17/12 |
Giá ngày 24/12 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 3/12 |
Giá ngày 10/12 |
Biến động giảm (%) |
TTE |
11.5 |
16.05 |
39,57% |
CEE |
19.7 |
16.9 |
-14,21% |
TVS |
49.85 |
67 |
34,40% |
TGG |
23.6 |
20.4 |
-13,56% |
HAR |
11.05 |
14 |
26,70% |
VGC |
61.5 |
53.5 |
-13,01% |
LCM |
6.9 |
8.6 |
24,64% |
CIG |
15.2 |
13.3 |
-12,50% |
SAM |
21.6 |
26.7 |
23,61% |
DCL |
44.8 |
39.3 |
-12,28% |
HNG |
10.4 |
12.55 |
20,67% |
TCO |
24.25 |
21.5 |
-11,34% |
LDG |
16.35 |
19.7 |
20,49% |
HDC |
104.8 |
93 |
-11,26% |
EIB |
26 |
31.2 |
20,00% |
FTS |
62.5 |
55.6 |
-11,04% |
ST8 |
11.5 |
13.8 |
20,00% |
STG |
31.3 |
28 |
-10,54% |
LGL |
11.6 |
13.9 |
19,83% |
TNH |
63 |
56.6 |
-10,16% |
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CEE bị bán chốt lời mạnh nhất, sau khi đã tăng vọt hơn 32% trong tuần trước đó.
Còn TGG có thêm một tuần lao dốc, sau tuần trước là cổ phiếu giảm mạnh nhất HOSE với mức giảm 16,6%.
Các mã VGC, CIG, DCL, FTS, TNH cũng đã chịu áp lực bán mạnh chưa dứt từ vùng đỉnh nhiều tháng, thậm chí là gần vùng đỉnh lịch sử như VGC, CIG.
Trên sàn HNX, cổ phiếu IDJ có tuần bị bán ồ ạt, trong đó có đến 2 phiên liên tiếp ngày 22 và 23/12 giảm sàn.
Giá cổ phiếu IDJ đã sụt giảm từ mức đỉnh từ phiên 18/11 với 75.000 đồng đã liên tục giảm cho đến nay, tương ứng mất 47%.
Liên quan đến IDJ là APS, khi cùng là nhóm cổ phiếu liên quan đến CTCP Tập đoàn Apec Group. Trong tuần, APS cũng chỉ theo sau IDJ trở thành cổ phiếu mất giá hàng đầu trên sàn HNX.
Mới đây, APS đã công bố kết quả kinh doanh 11 tháng của năm 2021 với 520 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp gần 10 lần số lãi của cả năm 2020.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 17/12 đến 24/12:
Mã |
Giá ngày 17/12 |
Giá ngày 24/12 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 3/12 |
Giá ngày 10/12 |
Biến động giảm (%) |
SDU |
12.7 |
18 |
41,73% |
IDJ |
51 |
39.7 |
-22,16% |
VC1 |
17.4 |
22.9 |
31,61% |
APS |
39 |
31.9 |
-18,21% |
HEV |
21.7 |
28.5 |
31,34% |
CMS |
34.8 |
28.5 |
-18,10% |
VLA |
27.5 |
36 |
30,91% |
IDC |
86.8 |
71.4 |
-17,74% |
LUT |
7.3 |
9.4 |
28,77% |
TC6 |
12.2 |
10.3 |
-15,57% |
DST |
10 |
12.4 |
24,00% |
API |
78.9 |
67 |
-15,08% |
GKM |
35.7 |
43.3 |
21,29% |
PPE |
12.9 |
11.1 |
-13,95% |
SD6 |
8 |
9.5 |
18,75% |
ECI |
23.2 |
20.1 |
-13,36% |
SVN |
7.5 |
8.8 |
17,33% |
SDA |
39.1 |
34 |
-13,04% |
ALT |
17.2 |
20.1 |
16,86% |
PSC |
16 |
14.1 |
-11,88% |
Trên UpCoM, cổ phiếu GER của CTCP Thể thao Ngôi sao Geru có mức tăng đột biến và tổng cộng có 10 phiên gần nhất đều đóng cửa ở mức giá trần. Tính trong 3 tuần qua, cổ phiếu này đã tăng hơn gấp 4 lần, từ mức 5.800 đồng ngày 10/12 lên mức 22.300 đồng khi chốt phiên cuối tuần qua.
Tuy vậy, cũng như nhiều hiện tượng khác trên UpCoM, thanh khoản đều chỉ ở mức thấp trong phiên.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 17/12 đến 24/12:
Mã |
Giá ngày 17/12 |
Giá ngày 24/12 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 3/12 |
Giá ngày 10/12 |
Biến động giảm (%) |
GER |
11.2 |
22.3 |
99,11% |
DOC |
19.3 |
10.2 |
-47,15% |
SPB |
21.2 |
36.7 |
73,11% |
NXT |
22.2 |
13.5 |
-39,19% |
TS3 |
10 |
17.3 |
73,00% |
CCV |
33.1 |
21.3 |
-35,65% |
BTV |
19.8 |
32.7 |
65,15% |
VHH |
11.1 |
7.5 |
-32,43% |
TSD |
6.2 |
9.8 |
58,06% |
PMW |
38.4 |
27.8 |
-27,60% |
CPA |
10 |
15 |
50,00% |
SON |
12.8 |
9.3 |
-27,34% |
EME |
30 |
43.8 |
46,00% |
CTW |
27.1 |
19.7 |
-27,31% |
BVL |
30.1 |
42.3 |
40,53% |
CC4 |
15.6 |
11.5 |
-26,28% |
EPC |
6.2 |
8.6 |
38,71% |
TS5 |
8.9 |
6.6 |
-25,84% |
KLM |
12.5 |
17.2 |
37,60% |
BVN |
11.7 |
9 |
-23,08% |