Thị trường có tuần giao dịch với điểm nhấn trong phiên thứ Tư, khi lực bán đột ngột dâng cao khi VN-Index trên đỉnh, khiến nhiều nhóm ngành lao dốc và không ít cổ phiếu đã giảm sàn, tuy nhiên, nhờ sự khởi sắc đầy bất ngờ của nhóm ngân hàng mà VN-Index chỉ giảm nhẹ hơn 8 điểm. Đây cũng là phiên xác lập kỷ lục mới về thanh khoản với giá trị giao dịch khoảng 51.970 tỷ đồng (tương đương 2,26 tỷ USD).
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 12,24 điểm (+0,86%), lên 1.456,51 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 21,1% lên 159.797 tỷ đồng, khối lượng tăng 22,9% lên 5.451 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 15,52 điểm (+3,77%), lên 427,64 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 23,1% lên 21.663 tỷ đồng, khối lượng tăng 18,9% lên 877 triệu cổ phiếu.
Nhóm ngân hàng tuần này đa số đều khởi sắc và làm trụ đỡ lớn cho thị trường, với SHB (+12,7%), EIB (+12,44%), LPB (+10,8%), MSB (+7,4%), OCB (+7,1%), HDB (+5,74%), BID (+5,06%), STB (+3,9%), CTG (+3,8%), TCB (+2,7%), ACB (+1,5%), MBB (+0,5%) …
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí điều chỉnh với GAS (-1,7%), BSR (-2,4%), PLX (-0,4%), PVS (-5,6%), PVB (-1,2%), PVT (-0,2%) ...
Trên sàn HOSE, cổ phiếu KHP của Điện lực Khánh Hòa tăng mạnh nhất và đây là tuần thứ hai liên tiếp cổ phiếu này lọt vào top các mã tăng cao nhất . Tuần trước, KHP +31,21%.
Có lẽ dư âm từ việc công bố kết quả kinh doanh quý III/2021 nhảy vọt tiếp tục là động lực tăng giá của cổ phiếu KHP. Cụ thể, dù doanh thu thuần của KHP chỉ đạt hơn 1.143 tỷ đồng giảm gần 11% so với cùng kỳ, tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm mạnh 32% đã góp phần lớn giúp KHP đạt lợi nhuận sau thuế hơn 223 tỷ đồng, trong khi quý III/2020 lỗ hơn 40 tỷ đồng.
Tổng cộng 10 phiên gần nhất, cổ phiếu KHP đều đóng cửa tăng điểm, với 9 phiên trong đó là tăng kịch trần, giá cổ phiếu gần chạm mức cao nhất lịch sử (tính theo giá điều chỉnh) kể từ khi niêm yết vào cuối năm 2006.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tuy đã giảm nhiệt so với tuần bùng nổ trước đó, nhưng sự phân hóa vẫn giúp một số cổ phiếu trụ vững, thậm chí còn tăng tốt như DC4, C47 và DTA.
Hai cổ phiếu công ty chứng khoán nhờ sức bật mạnh mẽ trong tuần qua cũng đã góp mặt là BSI và VIX. Trong đó, BSI đã có 9 phiên gần nhất đều tăng điểm, còn VIX cũng có 7/9 phiên, với hai phiên tăng trần đáng chú ý ngày 1/11 và 04/11.
Ở chiều ngược lại, phản ánh dòng tiền chốt lời ở nhóm bất động sản vừa và nhỏ, vốn đã tăng mạnh thời gian gần đây đã khiến tuần này có tới 8 cổ phiếu có liên quan đến lĩnh vực này giảm sâu nhất.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 29/10 đến 5/11:
Mã |
Giá ngày 29/10 |
Giá ngày 5/11 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 29/10 |
Giá ngày 5/11 |
Biến động giảm (%) |
KHP |
10.3 |
14.3 |
38,83% |
ITC |
24.6 |
21.95 |
-10,77% |
IDI |
8.59 |
11.75 |
36,79% |
TEG |
16.9 |
15.35 |
-9,17% |
HAI |
4.86 |
6.05 |
24,49% |
PTL |
8.8 |
8 |
-9,09% |
DC4 |
20.8 |
25.65 |
23,32% |
HAP |
16 |
14.55 |
-9,06% |
ABS |
20.05 |
24.3 |
21,20% |
LGL |
9.55 |
8.71 |
-8,80% |
C47 |
14.3 |
17.2 |
20,28% |
VOS |
25 |
22.95 |
-8,20% |
BSI |
34.9 |
41.8 |
19,77% |
NTL |
44.6 |
41.3 |
-7,40% |
DTA |
24.4 |
29 |
18,85% |
FTM |
5.71 |
5.3 |
-7,18% |
SJF |
9.2 |
10.9 |
18,48% |
TDH |
13.25 |
12.3 |
-7,17% |
VIX |
22.2 |
26.15 |
17,79% |
HDC |
106.6 |
99.2 |
-6,94% |
Trên sàn HNX, cổ phiếu API đang tạo sức hút mạnh và tiếp tục tiến lên các mức đỉnh mới.
Trong tuần, API đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường 2021 với các thông tin mới như thông qua 4 phương án phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 1.130 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn điều lệ hiện tại, trong đó, có cổ phiếu thưởng, ESOP, chào bán cổ phiếu cho cổ đông và chào bán riêng lẻ.
Đáng chú ý, tại Đại hội, ông Nguyễn Quang Huy - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Apec cho biết, "Cổ phiếu API thời gian trước như lò xo bị nén đang chờ được bứt phá. Với những tiềm lực sẵn có, mức định giá 200.000 đồng/cổ phiếu cho mã API trong dài hạn không phải là đắt".
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 29/10 đến 5/11:
Mã |
Giá ngày 29/10 |
Giá ngày 5/11 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 29/10 |
Giá ngày 5/11 |
Biến động giảm (%) |
CMS |
5.9 |
9.1 |
54,24% |
VGP |
43 |
32.4 |
-24,65% |
NRC |
22.2 |
32.7 |
47,30% |
BDB |
17.9 |
14.7 |
-17,88% |
CMC |
7 |
10.1 |
44,29% |
VC9 |
11.5 |
9.7 |
-15,65% |
CSC |
108.9 |
146.7 |
34,71% |
SDG |
35.1 |
30.2 |
-13,96% |
API |
74.5 |
100.3 |
34,63% |
TMB |
23.2 |
20 |
-13,79% |
SDA |
30 |
40.2 |
34,00% |
CTB |
30.7 |
27.1 |
-11,73% |
PMP |
12.6 |
16.5 |
30,95% |
VE8 |
12.3 |
10.9 |
-11,38% |
ICG |
13.8 |
17.8 |
28,99% |
HLD |
54.8 |
48.6 |
-11,31% |
VE3 |
9.6 |
12.3 |
28,13% |
HEV |
17.5 |
15.8 |
-9,71% |
PDB |
26.4 |
33.6 |
27,27% |
LBE |
29 |
26.2 |
-9,66% |
Trên UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng, giảm mạnh không có quá nhiều điểm nhấn, khi phần lớn chỉ có thanh khoản thấp trong phiên.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 29/10 đến 5/11:
Mã |
Giá ngày 29/10 |
Giá ngày 5/11 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 29/10 |
Giá ngày 5/11 |
Biến động giảm (%) |
SDJ |
4 |
7.7 |
92,50% |
YBC |
21.3 |
13.2 |
-38,03% |
SIG |
8.6 |
16.2 |
88,37% |
HNT |
14.5 |
10.2 |
-29,66% |
VLW |
11 |
20.1 |
82,73% |
MGC |
15.9 |
11.5 |
-27,67% |
L12 |
7 |
12.7 |
81,43% |
VPR |
25 |
18.2 |
-27,20% |
CNT |
13 |
23 |
76,92% |
UPC |
26 |
19 |
-26,92% |
TTG |
5.4 |
8.5 |
57,41% |
MA1 |
25.7 |
18.8 |
-26,85% |
HAF |
23.3 |
35.1 |
50,64% |
ILS |
18.3 |
13.4 |
-26,78% |
NHV |
13.9 |
20.9 |
50,36% |
MTS |
18.4 |
14 |
-23,91% |
BPW |
21.9 |
32.4 |
47,95% |
HEP |
18 |
13.8 |
-23,33% |
PTO |
3.2 |
4.7 |
46,88% |
RAT |
17.4 |
14 |
-19,54% |