Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Vinh danh cổ phiếu khoáng sản

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Vinh danh cổ phiếu khoáng sản

(ĐTCK) Dòng tiền chảy vào thị trường tiếp tục giảm mạnh, cùng với áp lực bán gia tăng khiến cả hai sàn chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ. Mặc dù vậy, tuần qua thị trường vẫn đón nhận những con sóng, đặc biệt nhóm khoáng sản với KSH đã tăng hơn 35%, nhưng vẫn xếp sau SFC.

Cổ phiếu SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tuần qua trên HOSE. Với 5 phiên đóng trần, giá cổ phiếu SFC được kéo từ mức 21.000 đồng/Cp lên 29.100 đồng/CP, tương ứng tăng 38,57% cùng với mức thanh khoản duy trì ở mức vài chục nghìn đơn vị.

Thông tin mới đây nhất liên quan đến SFC chính là việc thoái vốn của CTCP Vàng bạc đã quý Phú Nhuận (mã PNJ) khỏi SFC. Cụ thể, PNJ sẽ chuyển nhượng hơn 5,5 triệu cổ phiếu SFC, tương ứng tỷ lệ 50,2% vốn. Đây cũng là lý do chính giúp cổ phiếu PNJ có 4 phiên tăng điểm liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng trần và cũng lọt vào top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.

Bên cạnh thông tin chuyển nhượng vốn của PNJ, trong hơn 1 tháng nay, SFC chỉ có những thông báo giao dịch mua liên tiếp của Chủ tịch HĐQT. Cụ thể, sau 1 đợt mua bất thành và 1 đợt mua không hết lượng cổ phiếu SFC đăng ký, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SFC đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu SCF từ ngày 24/9 đến ngày 23/10. Hiện ông Quỳnh đang sở hữu 557.040 cổ phiếu SFC.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, doanh thu SFC đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 17% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 17,4 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ. Tính riêng quý II, doanh thu và lợi nhuận Công ty lần lượt đạt 704 tỷ đồng và 9,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 31% và 48% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, tuần qua, thị trường còn chứng kiến sự lóe sáng của nhóm khoáng sản với việc tăng khá mạnh về giá và thanh khoản. Đại diện cho ngành khoáng sản xuất hiện trong danh sách “bảng vàng” là cổ phiếu KSH của CTCP Tập đoàn Khoáng sản Hamico cũng có mức tăng trưởng trên 30%.

Cụ thể, với 5 phiên tăng liền, trong đó có 4 phiên tăng trần, KSH đã tăng 6.100 đồng/CP, tương ứng tăng 35,67%. Đồng thời, thanh khoản của KSH cũng tăng mạnh với những phiên khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Tính trung bình tuần qua, khối lượng khớp lệnh của KSH đạt 984.400 đơn vị/phiên, tăng mạnh so với mức 139.206 đơn vị/phiên của tuần trước.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE

Ngày 19/9

Ngày 26/9

Biến động (%)

SFC

29.1

21

38,57

KSH

23.2

17.1

35,67

ITD

11.4

8.9

28,09

TTP

26.3

20.8

26,44

LGC

26.1

20.9

24,88

HAI

44.9

37.4

20,05

CDC

9.8

8.3

18,07

PNJ

37.8

32.1

17,76

SAM

13.4

11.4

17,54

TMS

38

32.6

16,56

Trong khi đó, STT là mã giảm mạnh nhất trên HOSE tuần qua. Dù có 1 phiên tăng trần, nhưng với 4 phiên còn lại giảm sàn khiến STT dẫn đầu những mã giảm mạnh nhất sàn HOSE.  Không chỉ về giá, thanh khoản của STT tuần qua cũng khá lẹt đẹt. Với phiên tăng trần duy nhất, STT chỉ khớp 10 đơn vị, các phiên còn lại cũng chỉ chuyển nhượng thành công vài nghìn đến hơn chục nghìn đơn vị.

Nguyên nhân “giật lùi” của STT khá dễ hiểu. Vào cuối tháng 5/2014, STT được ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt và giao dịch ở diện kiểm soát do kết quả kinh doanh trong 2 năm liên tiếp bị thua lỗ.

Bên cạnh đó, STT còn có khá nhiều thông tin không mấy tích cực như việc Tổng giám đốc bị đánh giá “thiếu năng lực” khi để 2 năm liên tiếp 2012-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thua lỗ và HĐQT nhận định Công ty có thể sẽ lỗ hơn 7 tỷ đồng trong năm nay. Vì vậy, Công ty đã thực hiện miễn nhiệm ông Dư Hữu Danh khỏi vị trí Tổng giám đốc và bổ nhiệm ông Kakazu Shogo thay thế.

Hay thông tin Công ty chủ quan là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu trên 29% vốn tại STT có kế hoạch thoái toàn bộ vốn nên không tiếp tục cử nhân sự tham gia quản lý và kiểm soát STT.

Ngoài ra, hiện đã cuối tháng 9 nhưng Công ty vẫn chưa tổ chức được ĐHCĐ thường niên năm 2014. Theo Nghị quyết HĐQT mới đây đã thông qua lịch tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2014 dự kiến ngày 8/10/2014 tại Khách sạn Kim Đô, số 133 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE

Ngày 19/9

Ngày 26/9

Biến động (%)

STT

4.7

5.6

-16,07

SFI

31.3

37

-15,41

AGF

21.5

24.5

-12,25

MDG

6.6

7.4

-10,81

KHA

20.2

22.4

-9,82

EMC

5.9

6.4

-7,81

HLG

4.8

5.2

-7,69

HLA

2.5

2.7

-7,41

ASP

7.9

8.5

-7,06

HT1

14.8

15.9

-6,92

Trên HNX, dù không bứt phá, nhưng S55 của CTCP Sông Đà 505 vẫn là cổ phiếu dẫn đầu trong top 10 tăng trưởng mạnh nhất tuần qua. Với 4 phiên tăng, trong đó 3 phiên đầu tuần tăng trần và đến cuối tuần hụt hơi khi sụt giảm 1.700 đồng nhưng S55 vẫn là cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất đạt mức 34,35%.

Thanh khoản của S55 ngoại trừ phiên đầu tuần với khối lượng khớp tăng mạnh đạt hơn 100.000 đơn vị, còn lại vẫn duy trì ở mức hàng chục nghìn đơn vị/phiên.

Đáng quan tâm bởi sự tăng trưởng đột biến của S55 trong tuần qua không được xúc tác bởi thông tin hỗ trợ nào. Liên quan đến S55 trong gần 1 tháng nay chủ yếu là các giao dịch bán cổ phiếu. Mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua việc dự kiến bán toàn bộ 495.900 cổ phiếu quỹ để bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với mức giá không thấp hơn 47.000 đồng/CP. Thời điểm thực hiện trong quý IV/2014.

Nguyên nhân sâu xa có thể là do kết quả kinh doanh quý II/2014 khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt 9,16 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với con số 1 tỷ của cùng kỳ năm ngoái và lũy kế 6 tháng, Công ty lãi hơn 17 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ.

Theo giải trình từ S55, trong quý II/2014 Công ty đã thu hồi được một số khoản nợ khó thu và đã hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi 4,9 tỷ đồng. Đồng thời, trong kỳ Công ty đã hoàn thành việ quyết toán công trình thủy điện Sông Ba Hạ.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX

Ngày 19/9

Ngày 26/9

Biến động (%)

S55

83.3

62

34,35

CCM

19.1

14.5

31,72

ASA

23.6

19.2

22,92

PSD

59

48.9

20,65

LCD

15.2

12.7

19,69

CVT

34.6

29.5

17,29

CJC

24.7

21.2

16,51

DNC

18.5

16.2

14,2

HTC

32.8

28.8

13,89

WCS

147.8

130

13,69

Mặt khác, cổ phiếu HTP của CTCP In sách giáo khoa Hòa Phát lại là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Dù là tháng trọng điểm của ngành sách khi mùa khai giảng đến nhưng cổ phiếu HTP không nhờ thế mà bứt phá được. Với 2 phiên không có giao dịch và 3 phiên giảm, trong đó phiên đầu tuần giảm sàn khiến HTP có mức giảm mạnh nhất tuần qua từ 7.400 đồng/CP xuống 5.900 đồng/CP. Đồng thời, thanh khoản cũng không có gì nổi bật khi những phiên có giao dịch cũng chỉ khớp được 100 đơn vị.

Cũng giống như trên, gần đây HTP dường như “bặt vô âm tín” khi không đón nhận thêm thông tin tốt xấu nào.

Theo báo cáo tài chính quý II, HTP ghi nhận doanh thu thuần 4,53 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 657,5 triệu đồng, tăng 125% so với cùng kỳ. Và, lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận lần lượt 8,78 tỷ đồng và 1 tỷ đồng, tương ứng tăng 2% và 102% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, trong bảng danh mục này còn có sự xuất hiện của SSG của CTCP Vận tải biển Hải Âu. Điều đáng chú ý là ngôi thứ của SSG. Nếu trong tuần đầu tháng 9, SSG rơi vào top 10 cổ phiếu giảm thì ngay tuần sau cổ phiếu này đã được “thổi giá” và vào nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất nhưng đến tuần này lại trở về “bảng đen” khi biến động giảm 18,52%.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX

Ngày 19/9

Ngày 26/9

Biến động (%)

HTP

5.9

7.4

-20,27

KSK

7.1

8.9

-20,23

TMX

9.1

11.3

-19,47

SSG

2.2

2.7

-18,52

VC5

6.3

7.5

-16

CTN

7

8.3

-15,66

BBS

13.6

15.8

-13,92

SJC

11

12.6

-12,7

PVB

57.9

66

-12,27

SCJ

7.9

9

-12,22

Tin bài liên quan