Trong tuần giao dịch từ 31/3 đến 4/4, HOSE có 3 phiên giảm điểm đầu tuần và 2 phiên hồi phục cuối tuần. Trong tuần, VN-Index giảm nhẹ 1,25 điểm (-0,21%), đứng ở mức 593,04 điểm. Không có được sự hỗ trợ của các cổ phiếu vốn hóa lớn như VN-Index, HNX-Index có 4 phiên giảm và chỉ 1 phiên hồi phục ngày thứ Năm. Trong tuần, HNX-Index giảm 3,28 điểm (-3,64%), đứng ở mức 86,76 điểm. Đây là tuần giảm thứ 2 liên tiếp của chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên, điều đang lo ngại là thanh khoản của thị trường trong tuần vừa qua sụt giảm khá mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn rất nhiều.
Với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, vì vậy, không khó hiểu khi trong tuần qua, đã xuất hiện ít hơn các mã tăng phi mã. Trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cả trên 2 sàn, không có mã tăng có mức tăng trên 35%, số mã tăng trên 30% cũng chỉ còn 2 mã, trong khi tuần trước có mã còn tăng trên 40% và số mã tăng trên 30% là 5 mã. Trong tuần trước đó nữa, có tới 7 mã tăng trên 50% và đều trên sàn HNX, còn trong top 10 đều có mức tăng trên 30%.
Trong tuần giao dịch vừa qua, hoạt động chốt hàng diễn ra trên HNX mạnh hơn trên HOSE, nên ảnh hưởng chung đến cả sàn, vì vậy, cũng dễ hiểu khi mã có mức tăng mạnh nhất trong tuần qua đã thuộc về sàn HOSE sau nhiều tuần do các mã trên HNX nắm giữ (sàn HNX có biên độ dao động mạnh hơn HOSE).
Tuần qua, VNG là mã tăng mạnh nhất trên cả 2 sàn với mức tăng 34,15% khi có trọn 5 phiên tăng trần liên tiếp, từ mức giá 8.200 đồng, lên 11.000 đồng/cổ phiếu. Phiên tăng điểm cuối tuần này cũng đánh dấu phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp của VNG, từ 6.400 đồng ngày 25/3, lên 11.000 đồng/cổ phiếu.
Dù tăng giá mạnh, nhưng thanh khoản của VNG rất thấp, thậm chí có phiên mã này được kéo lên mức trần với chỉ một lệnh khớp tối thiểu 10 cổ phiếu. Còn trong tuần qua, dù thanh khoản cũng có cải thiện nhưng cũng chỉ ở mức trung bình 17.360 đơn vị/phiên, trong đó phiên có thanh khoản tốt nhất là thứ Ba với 46.860 đơn vị.
Trong thời gian VNG phi nước đại, gần như không có thông tin hỗ trợ nào tích cực, ngoại trừ lợi nhuận sau kiểm toán tăng nhẹ so với trước kiểm toán đã được công bố tuần trước nữa.
Ngoài VNG, PXM cũng là cổ phiếu gây chú ý trên HOSE khi có mức tăng tương đương tuần trước 20,69%. Tuy nhiên, chuỗi 16 phiên tăng trần liên tiếp của PXM đã chấm dứt một cách khá “cay đắng” trong phiên cuối tuần khi mã này bị kéo xuống mức giá sàn 3.500 đồng/cổ phiếu và còn dư bán hơn 310.000 đơn vị giá sàn, dù bước vào phiên giao dịch vẫn được tiếp tục đẩy lên mức giá trần.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE
Mã |
Ngày 31/3 |
Ngày 4/4 |
Thay đổi (%) |
VNG |
8.2 |
11.0 |
34,15 |
PXM |
2.9 |
3.5 |
20,69 |
SGT |
4.0 |
4.7 |
17,50 |
KAC |
9.4 |
11.0 |
17,02 |
VHC |
27.1 |
31.3 |
15,50 |
NAV |
7.0 |
7.8 |
11,43 |
TLG |
42.5 |
46.9 |
10,35 |
TTP |
29.3 |
31.5 |
7,51 |
KHP |
14.5 |
15.5 |
6,90 |
Trên HNX, top 10 mã tăng mạnh nhất đã được thay đổi hoàn toàn với những cái tên rất mới, trong đó, đứng đầu với mức tăng 32,67% thuộc về cái tên “lạ” TET của CTCP Vải sợi may mặc miền Bắc. Cổ phiếu này gần như không có giao dịch kể từ đầu tháng 2 tới nay. Tuy nhiên, trong tuần giao dịch đầu tháng 4, TET bất ngờ đoạt vị trí quán quân tăng giá trên HNX với 3 phiên có giao dịch và đều là những phiên tăng trần, nhưng thanh khoản cũng rất thấp với phiên được khớp cao nhất là đầu tuần với 12.200 đơn vị. Tương tự như VNG trên HOSE, gần như không có thông tin nào hỗ trợ cho đà tăng của TET ngoài thông tin chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ thường niên 2014. Thậm chí, TET còn chịu thông tin bất lợi khi lợi nhuận trước và sau thuế sau kiểm toán của Công ty còn bị giảm khá mạnh gần 40% được công bố đầu tuần trước đó.
Sau TET là VIX với mức tăng 25,24%. Đây là mức tăng khá ấn tượng trong bối cảnh các mã chứng khoán khác đều quay đầu điều chỉnh sau thời gian dài bứt phá. Thông tin quan trong liên quan đến VIX trong tuần qua chính là việc bầu Thụy đã chuyển nhượng xong 22,25 triệu cổ phiếu với giá trị 235,85 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận. Bên nhận chuyển nhượng vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, sau khi bầu Thụy thoái xong vốn, nhân sự HĐQT của VIX đã có sự thay đổi hoàn toàn.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Thụy, bà Nguyễn Thị Mừng và bà Nguyễn Thị Vui từ nhiệm và được thay thế bởi 3 thành viên mới là bà Thẩm Thị Mai Hương giữ chức danh Chủ tịch HĐQT, ông Trịnh Xuân Sơn và bà Nguyễn Thị Thanh.
Trong đó, bà Hương, tân Chủ tịch HĐQT của VIX sinh năm 1982 tốt nghiệm trung cấp kế hoạch và làm nghề kinh doanh tự do.
Thanh viên thứ hai là ông Trịnh Xuân Sơn, sinh năm 1976 là thạc sỹ kinh tế, Phụ trách tư vấn đầu tư của CTCK MB (MBS) từ tháng tháng 5/2012 đến tháng 3/2014. Trước đó, ông Sơn cũng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại các đơn vị khác là Ngân hàng BIDV (chuyên viên tín dụng), Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (Quản trị danh mục đầu tư, Phó giám đốc Ban Đầu tư), CTCK Eurocapital (Phó tổng giám đốc).
Thanh viên thứ ba là bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1992, có trình độ cao đẳng kế toán.
Ngoài 3 thành viên mới được thay thế, HĐQT VIX còn 2 thành viên cũ là bà Lê Thị Hồng Tâm và bà Nguyễn Bích Diệp.
Một thông tin quan trọng khác tác động lên đà tăng của VIX là theo báo cáo kiểm toán, năm 2013, Công ty lãi sau thuế 42,41 tỷ đồng, trong khi năm 2012 là lỗ 51,25 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2013 cũng là dương 4,7 tỷ đồng từ mức âm 37,6 tỷ đồng của 1 năm trước đó.
Mã |
Ngày 31/3 |
Ngày 4/4 |
Thay đổi (%) |
TET |
10.1 |
13.4 |
32,67 |
VIX |
10.3 |
12.9 |
25,24 |
INC |
5.6 |
6.9 |
23,21 |
TSM |
3.1 |
3.7 |
19,35 |
SMT |
18.6 |
22 |
18,28 |
VC2 |
15.3 |
17.7 |
15,69 |
VBC |
38.5 |
44.5 |
15,58 |
MKV |
12.1 |
13.9 |
14,88 |
DL1 |
8.1 |
9.3 |
14,81 |
Ở chiều ngược lại, TNT và HSI là 2 mã có mức giảm mạnh nhất trên HOSE. Trong đó, TNT có 4 phiên giảm sàn và 1 phiên hồi phục sát mức trần ngày thứ Năm, cùng đà hồi phục mạnh của thị trường. Tương tự HSI cũng có 4 phiên giảm, trong đó có 3 phiên giảm sàn và 1 phiên hồi phục cùng thị trường.
Mã
|
Ngày 31/3 |
Ngày 4/4 |
Thay đổi (%) |
TNT |
4.3 |
3.5 |
-18,60 |
HSI |
4.8 |
4.0 |
-16,67 |
CYC |
8.5 |
7.3 |
-14,12 |
DRH |
5.1 |
4.4 |
-13,73 |
CIG |
5.9 |
5.1 |
-13,56 |
PXL |
5.9 |
5.1 |
-13,56 |
SHI |
6.8 |
5.9 |
-13,24 |
PTK |
7.6 |
6.6 |
-13,16 |
UDC |
8.8 |
7.7 |
12,50 |
Còn trên HNX, KHL có mức giảm mạnh tới 30% với chỉ duy nhất 1 phiên tăng nhẹ đầu tuần và 4 phiên giảm sàn liên tiếp sau đó. Nguyên nhân chính khiến KHL lao dốc là cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc khi đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến “kiểm toán trái ngược”, cho rằng, báo cáo tài chính đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2013, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Xếp sau KHL là HST khi mất tới 26,23% với 4 phiên giảm, trong đó có 3 phiên giảm sàn và 1 phiên không có giao dịch. Lý do HST giảm mạnh có thể xuất phát từ nguyên nhân kết quả kinh doanh năm 2013 không tốt khi lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh 57,3% so với năm 2012, xuống chỉ còn 744 triệu đồng.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX
Mã |
Ngày 31/3 |
Ngày 4/4 |
Thay đổi (%) |
KHL |
5 |
3.5 |
-30,00 |
HST |
12.2 |
9 |
-26,23 |
BHT |
7 |
5.2 |
-25,71 |
NHA |
7.7 |
5.8 |
-24,68 |
PSG |
4.5 |
3.5 |
-22,22 |
VNN |
5 |
3.9 |
-22,00 |
VIE |
3.8 |
3 |
-21,05 |
SPI |
6.2 |
4.9 |
-20,97 |
NVC |
3.4 |
2.7 |
-20,59 |