Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Có mã tăng tới 650% chỉ trong 1,5 tháng

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Có mã tăng tới 650% chỉ trong 1,5 tháng

(ĐTCK) Được ví như "con ngựa bất kham" khi không chỉ liên tiếp ghi nhận danh hiệu quán quân của tuần, cổ phiếu KPF đã có mức tăng trưởng lên tới hơn 650% chỉ trong hơn 1,5 tháng qua.

Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật cuối tuần trước (ngày 5/1), thị trường đã trở lại trường đua trong tuần qua khi liên tiếp duy trì sắc xanh đậm nhờ dòng tiền chảy mạnh. Cụ thể, mức thanh khoản thị trường đạt kỷ lục với mức trung bình hơn 9.000 tỷ đồng trên mỗi phiên giao dịch, thậm chí trong phiên cuối tuần, con số này lên tới gần 12.000 tỷ đồng trên 2 sàn chính.

Mặc dù áp lực chốt lời đã xuất hiện khiến một số phiên diễn ra rung lắc, tuy nhiên dòng tiền mạnh tham gia tích cực cùng sự dẫn dắt của các cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn, VN-Index tiếp tục tăng vọt và chinh phục những đỉnh cao mới.

Tổng kết cả tuần, chỉ số VN-Index đã đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp với tổng mức tăng đạt 37,46 điểm, tương ứng tăng 3,7%; còn HNX-Index có phần kém khởi sắc hơn khi tăng 1,84 điểm, tương ứng tăng 1,54%.

Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các cổ phiếu lớn, tuần qua, dòng tiền có tính lan rộng khiến đà tăng của các cổ phiếu khá đồng đều và biên độ tăng của các mã dẫn đầu không quá lớn.

Trên sàn HOSE, cũng như tuần đầu tiên của năm 2018, diễn biến cổ phiếu KPF của CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh trong tuần vừa qua cũng liên tiếp tăng trần và chỉ đến phiên cuối tuần mới quay đầu điều chỉnh sâu trước áp lực bán chốt lời gia tăng. Tuy vậy, KPF vẫn là cái tên sáng giá trong thời gian gần đây khi tiếp tục ghi nhận thêm một tuần quán quan với mức tăng trưởng đạt 22,89%.

Thống kê trong hơn 1,5 tháng qua (từ cuối tháng 11/2017 đến nay), cổ phiếu KPF được ví như “con ngựa bất kham” với mức tăng đáng nể 651,88%, từ mức giá 5.320 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 21/11/2017) lên mức 40.000 đồng (giá đóng cửa phiên 12/1/2018).

Mặc dù tình trạng kinh doanh của KPF chưa có gì khởi sắc khi 9 tháng ghi nhận doanh thu 57,7 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng lãi ròng chỉ vọn vẹn 278 triệu đồng, giảm tới 94% do giá vốn và các chi phí tăng mạnh, mới đây, Công ty đã thực hiện tái cơ cấu kinh doanh, thay máu lãnh đạo. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến giới đầu tư đặt kỳ vọng cao và dốc tiền vào KPF hay chỉ là đợt sóng lớn và sẽ khiến không ít nhà đầu tư phải nhận lấy cái kết đắng như những lần trước đây.

Được biết, cơ cấu lãnh đạo của KPF xáo trộn khá lớn với việc bổ nhiệm ông Đặng Quang Thái thay vị trí Tổng Giám đốc của ông Đoàn Minh Tuấn từ 16/10; bổ nhiệm lại Kế toán trưởng, Phó Tổng Giám đốc, thay thế người đại diện công bố thông tin…

Tiếp theo đó, các mã VRC, NVT, DAT bám khá sát KPF khi có cùng mức tăng hơn 22%. Còn lại các mã trong bảng cũng có biên độ tăng chênh lệch không quá lớn trong khoảng 14-20%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 8-12/1

Giá ngày 12/1/2018

Giá ngày 5/1/2018

Biến động tăng (%)

Giá ngày 12/1/2018

Giá ngày 5/1/2018

Biến động giảm (%)

KPF

40.000

32.550

22,89

VCF

200.000

239.000

-16,32

VRC

20.900

17.100

22,22

RIC

6.600

7.350

-10,2

NVT

4.310

3.530

22,1

SII

16.000

19.900

-19,6

DAT

27.950

22.900

22,05

CTF

21.300

23.400

-8,97

HMC

15.850

13.300

19,17

BRC

10.000

10.950

-8,68

ICF

2.460

2.070

18,84

HU1

7.800

8.500

-8,24

VRE

55.000

47.000

17,02

HTL

37.000

40.300

-8,19

FTS

14.350

12.450

15,26

HOT

15.700

17.100

-8,19

HAX

42.500

36.950

15,02

HNG

8.850

9.550

-7,33

TDC

8.500

7.400

14,86

LCM

1.040

1.120

-7,14

Trái lại, cổ phiếu VCF của Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa đã đón nhận một tuần giao dịch tiêu cực sau những phiên tăng mạnh trong tuần trước đó. Từ vị trí cao trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần trước, VCF đã lao dốc và trở thành mã giảm mạnh nhất của tuần qua với 4 phiên giảm mạnh và chỉ duy nhất 1 phiên hồi phục ngày cuối tuần 12/1. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCF đã giảm 16,32% từ mức 239.000 đồng/Cp xuống còn 200.000 đồng/CP.

Được biết, trong tuần qua, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc VinaCafé Biên Hòa đã đăng ký bán toàn bộ 10,837 cổ phiếu VCF, tỷ lệ 0,04% nhằm thu xếp tài chính cá nhân. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 17/1 đến ngày 15/2.

Cũng như bảng xếp hạng tăng giá mạnh, ở bảng này, biên độ giảm của các cổ phiếu cũng khá hẹp. Ngoại trừ VCF, các cổ phiếu còn lại trong bảng chỉ có mức giảm chưa tới 10%.

Đứng ở cuối bảng là những cái tên quen thuộc của thị trường như HNG, LCM với mức giảm tương ứng 7,33% và 7,14%.

Trên sàn HNX, sóng đôi cùng KPF, HVA của CTCP Đầu tư HVA tiếp tục có thêm một tuần giao dịch khởi sắc và giữ vững vị trí quán quân trong tuần này.

Mặc dù không được như tuần trước khi quay đầu giảm trong phiên cuối tuần ngày 12/1 nhưng với 4 phiên tăng trần trước đó, HVA vẫn có được mức tăng 40% và là mã tăng mạnh nhất tuần qua.

Mới đây, HVA cũng đã có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp. Theo HVA, Công ty đã tiến hành tái cơ cấu từ tháng 8/2017 và đã đạt được 1 số kết quả tích cực bao gồm thay đổi mô hình hoạt động và định hướng kinh doanh, bầu lại HĐQT mới, thoái vốn tại 1 số công ty hoạt động kém hiệu quả và xử lý nợ tồn đọng với một số đối tác. Qua đó gián tiếp giúp tiết giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận nên bước đầu đem lại kỳ vọng cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, ngày 16/12 vừa qua HVA cũng đã có quyết định về việc triển khai một số dự án mới nhiều tiềm năng như cho vay ngang hàng trên nền tảng Blokchain và dự án crownfunding. Cổng thông tin khởi nghiệp gọi vốn cộng động "FundGo" cũng đã hoạt động từ 1/1/2018 để hỗ trợ các startup.

Sau khi công bố việc tham gia vào lĩnh vực tài chính với kế hoạch huy động 1.000 tỷ đồng cho dự án "cho vay ngang hàng trên nền tảng blockchain" (P2P Lending). Tuy nhiên, theo số liệu từ FundGo, hiện mới có 4 nhà đầu tư góp tổng cộng 800 triệu đồng vào dự án, tương đương 8% quy mô vốn cần huy động.

Khởi nguồn từ câu chuyện huy động 1.000 tỷ đồng để triển khai dự án trong lĩnh vực tài chính, tuy thế, theo báo cáo tổng tài sản theo báo cáo tài chính quý III/2017 chưa tới 100 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 8-12/1

Giá ngày 12/1/2018

Giá ngày 5/1/2018

Biến động tăng (%)

Giá ngày 12/1/2018

Giá ngày 5/1/2018

Biến động giảm (%)

HVA

8.400

6.000

40

MHL

6.000

9.400

-36,17

SVN

2.900

2.100

38,1

DL1

43.000

61.700

-30,31

TV3

52.800

40.100

31,67

PXA

1.300

1.600

-18,75

C92

9.400

7.200

30,56

VDL

28.000

34.400

-18,6

IDJ

3.000

2.300

30,43

SDU

10.000

12.200

-18,03

AME

6.100

4.700

29,79

PCN

3.100

3.700

-16,22

SGC

63.600

50.100

26,95

KDM

3.300

3.900

-15,38

NGC

8.900

7.100

25,35

HAD

43.300

50.900

-14,93

MLS

16.100

12.900

24,81

MNC

4.700

5.500

-14,55

APP

9.900

8.100

22,22

ALV

10.600

12.200

-13,11

Trong khi đó, MHL của Công ty Cổ phần Minh Hữu Liên là mã giảm mạnh nhất tuần qua khi có 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 4 phiên đầu tuần giảm sàn, đã đẩy giá cổ phiếu từ mức 9.400 đồng/CP xuống còn 6.000 đồng/CP, tương ứng giảm  36,17%.

Tuy nhiên, giao dịch của MHL vẫn khá nhỏ giọt với khối lượng khớp lệnh chỉ vài trăm hoặc một hai nghìn đơn vị. Tính chung cả tuần, khối lượng khớp lệnh của MHL chưa tới 5.000 đơn vị.

Mới đây, MHL đã thông qua Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2018. Theo đó, MHL đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 450 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7 tỷ đồng và không chia cổ tức. Năm 2017, Công ty đạt doanh thu thuần 467,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6,29 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí tiếp theo, DL1 của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai cũng đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, đẩy giá cổ phiếu từ mức 61.700 đồng/CP xuống còn 43.000 đồng/Cp, tương ứng giảm 30,31%. Còn lại các mã chỉ giảm chưa tới 19%.

Sàn UPCoM vẫn là “gia đình” của các mã có mức tăng trưởng mạnh nhất thị trường. Trong tuần này, DSC của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng là quán quân với mức tăng hơn 72%.

Được biết, DSC là một trong những thành viên mới của thị trường trong năm 2018 khi chính thức đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM vào ngày 5/1. Sau phiên tăng hết biên độ ngày chào sàn, DSC đã duy trì đà tăng khá tốt khi có tới 4 phiên tăng trần và chỉ duy nhất 1 phiên đứng giá, kết tuần qua tại mức giá 20.500 đồng/CP.

Tuy vậy, thanh khoản của DSC không có gì cải thiện so với phiên chào sàn khi khối lượng giao dịch qua các phiên chỉ đạt 100 đơn vị. Tính chung cả tuần, khối lượng giao dịch của DSC chỉ đạt 400 đơn vị.

Bên cạnh DSC, trong bảng xếp hạng trên sàn UPCoM còn có nhiều mã tăng trên 50-60% như PVO, SD8, SVH, HHA, IHK.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 8-12/1

Giá ngày 12/1/2018

Giá ngày 5/1/2018

Biến động tăng (%)

Giá ngày 12/1/2018

Giá ngày 5/1/2018

Biến động giảm (%)

DSC

20.500

11.900

72,27

PEC

6.000

9.900

-39,39

PVO

8.100

4.800

68,75

BTV

17.500

26.000

-32,69

SD8

500

300

66,67

KCE

21.000

30.800

-31,82

SVH

10.100

6.300

60,32

TTR

36.200

50.000

-27,6

HHA

100.000

64.000

56,25

BTU

6.600

9.000

-26,67

IHK

15.200

10.100

50, 5

V15

300

400

-25

GDW

19.500

13.700

42,34

VFR

7.100

9.100

-21,98

VPR

21.000

15.000

40

BLT

25.000

32.000

-21,88

EMS

43.400

31.000

40

LIC

7.000

8.900

-21,35

AGX

26.700

19.100

39,79

STV

15.100

18.900

-20,11

Trái lại, cổ phiếu PEC của Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực sau chuỗi ngày dài không có giao dịch, phiên giảm sàn duy nhất trong tuần qua (ngày 10/1) đã lấy tới 39,4% giá cổ phiếu. Qua đó, đẩy giá cổ phiếu PEC từ mức 9.900 đồng/Cp xuống mức 6.000 đồng/CP.

Tiếp đó, BTV của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành dù khối lượng khớp lệnh chỉ đạt một vài trăm đơn vị nhưng việc đón nhận 3 phiên giảm mạnh và 2 phiên đứng giá tham chiếu, đã đẩy giá cổ phiếu này xuống mức 17.500 đồng/CP, tương ứng mức giảm cả tuần đạt  32,69%. 

Tin bài liên quan