Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 12,43 điểm (-0,9%), xuống 1.366,8 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 23,9% so với tuần trước đó với 89.612 tỷ đồng, khối lượng giảm 19,9% xuống 3.094 triệu cổ phiếu
HNX-Index tăng 6,71 điểm (+1,9%), lên 365,83 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 19,1% so với tuần trước đó với 10.312 tỷ đồng, khối lượng giảm 14,6% xuống 454 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu dịch vụ, tiêu dùng giảm khá mạnh với các mã hàng không như VJC (-5,4%), HVN (-0,9%) VNM (-1,7%), SAB (-5,5%) ...và bán lẻ như MWG (-5%), DGW (-1,7%),
Cổ phiếu nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng đa số giảm, với VCB (-1,9%), BID (-2,9%), CTG (-4,8%), TCB (-2,2%), STB (-3,8%), LPB (-1,8%), EIB (-5,7%), MBB (-1%), SSB (-2,7%), trong khi VPB, SHB, MSB, OCB, giảm nhẹ và chỉ còn HDB nhích 0,6%, ACB tăng 1,2%, VIB +1,2%.
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, có tính đầu cơ cao đã bật trở lại mạnh mẽ, sau khi tuần trước đó chính các cổ phiếu này đã thuộc top giảm mạnh nhất sàn, với mức giảm từ 20% đến hơn 30%.
Đáng chú ý là họ nhà FLC với FLC, ROS, AMD và HAI nhận lực lực cầu bắt đáy mạnh nhất và đã chiếm lĩnh cả 4 vị trí dẫn đầu các mã tăng cao nhất trên sàn.
Ở chiều ngược lại, không có mã nào giảm quá sâu, với DTA, PNC, GMC dù giảm hơn 10%, nhưng thanh khoản tương đối thấp.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự trên sàn HOSE, khi nhóm cổ phiếu đầu cơ ồ ạt tăng mạnh trở lại sau khi bị bán tháo trong tuần trước đó.
Những cái tên đáng chú ý như ART, OCH, KLF, khi đều có thanh khoản rất cao trong các phiên giao dịch.
Trên UpCoM, các cổ phiếu tăng mạnh nhất đa số cũng là các mã nhỏ, trong đó, giao dịch tại PXT, PFL khá sôi động, khi khớp lệnh trung bình vài trăm nghìn đơn vị/phiên.
Còn lại, phần lớn đều khá ảm đạm với thanh khoản thấp trong các phiên.