Cùng với thanh khoản tăng vọt, thị trường tiếp tục đón nhận một tuần khởi sắc, đặc biệt trong những phiên đầu tuần. Với 3 phiên tăng liên tiếp đầu tuần, chỉ số Vn-Index liên tục cập nhật mức đỉnh mới và leo lên mốc cao nhất trong 9 năm qua tại mốc 717 điểm trong phiên 15/2. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã nhanh chóng xuất hiện và mạnh dần lên sau chuỗi ngày tăng nóng đã khiến chỉ số này đảo chiều giảm nhẹ trong 2 phiên cuối tuần.
Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 4 điểm và đóng cửa tại mức 707,83 điểm. Trong khi đó, sàn HNX diễn biến thiếu tích cực hơn khi giảm nhẹ 0,52 điểm và chốt tuần tại mốc 85,88 điểm.
Bên cạnh dòng tiền trong nước chảy mạnh, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong tuần qua cũng đã đóng góp khá tích cực vào tâm lý thị trường khi khối này quay lại mua ròng hàng trăm tỷ đồng. Đây sẽ là những tín hiệu giúp nhà đầu tư kỳ vọng hơn vào xu hướng tăng trong ngắn hạn của thị trường.
Với những diễn biến tích cực trên, trong tuần qua, thị trường đã đón nhận hàng loạt mã có mức tăng trưởng trên 30%, tiệm cận 40%.
Thống kê trên sàn HOSE có tới 4 mã có mức tăng vượt 30%, trong đó, SGT của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn tiếp tục củng cố vị trí khi từ vị trí thứ 2 trong tuần trước đã leo lên dẫn đầu. Cổ phiếu SGT tiếp tục duy trì 5 phiên tăng trần và giữ mức tăng trưởng hơn 39%, đóng cửa phiên cuối tuần 17/2 tại mức giá 6.550 đồng/CP và ghi nhận phiên tăng trần thứ 11 liên tiếp.
Cũng tịnh tiến thêm thứ hạng trong bảng là POM của CTCP Thép Pomina khi từ vị trí thứ 3 trong tuần trước lên đứng thứ 2 với mức tăng gần 39%. Dù vẫn bảo toàn 5 phiên tăng trần nhưng POM đã khiến tâm trạng nhà đầu tư liên tục thay đổi từ bất an sang hào hứng trong phiên cuối tuần ngày 17/2.
Cụ thể trong phiên 17/2, dù mở cửa vẫn khá thuận lợi nhưng sau gần 1 giờ giao dịch, áp lực chốt lời gia tăng mạnh khiến POM rơi thẳng từ mức giá trần xuống chạm sàn. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhanh chóng giúp cổ phiếu này thu hẹp đà giảm và dần hồi phục về cuối phiên. POM đã tìm lại được sắc tím về cuối phiên sáng và tiếp tục bảo toàn đến hết phiên giao dịch, xác lập phiên tăng trần thứ 10 liên tiếp.
Ngoài SGT, POM, gương mặt cũ ATG của CTCP An Trường An cũng có mức tăng trưởng “đáng nể”. Sau 29 phiên giảm sàn liên tiếp, ATG đã dần tìm thấy ánh sáng khi tăng kịch trần trong 12 phiên vừa qua. Trong tuần qua, ATG vẫn duy trì mức tăng trưởng gần 39% và đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Mã |
Giá ngày 17/2 |
Giá ngày 10/2 |
Biến động (%) |
Mã |
Giá ngày 17/2 |
Giá ngày 10/2 |
Biến động (%) |
SGT |
6.55 |
4.69 |
39,66 |
HID |
12.2 |
16.4 |
-25,61 |
POM |
16.4 |
11.8 |
38,98 |
VCF |
155 |
179 |
-13,41 |
ATG |
3.5 |
2.52 |
38,89 |
SAV |
6.2 |
7.02 |
-11,68 |
SSC |
51.5 |
39 |
32,05 |
KAC |
14.3 |
16.1 |
-11,18 |
HU1 |
6.14 |
4.92 |
24,8 |
HAS |
7.49 |
8.1 |
-7,53 |
UDC |
3.85 |
3.09 |
24,6 |
SFG |
11.5 |
12.35 |
-6,88 |
SC5 |
29.3 |
23.8 |
23,11 |
SVT |
11.85 |
12.7 |
-6,69 |
BTT |
32.45 |
26.65 |
21,76 |
TYA |
9.9 |
10.6 |
-6,6 |
VPH |
8.3 |
6.86 |
20,99 |
KSA |
1.66 |
1.77 |
-6,21 |
TDW |
33 |
27.5 |
20 |
FDC |
26 |
27.6 |
-5,8 |
Ở chiều ngược lại, HID của CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long là cổ phiếu giảm mạnh nhất. Với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu HID từ mức 16.400 đồng/CP xuống mức 12.200 đồng/CP, tương ứng giảm 25,61%.
Bên cạnh đó, thanh khoản của HID cũng cải thiện khá tốt với các phiên khớp lệnh một vài triệu đơn vị. Tổng cộng, khối lượng khớp lệnh của HID đạt 9,63 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt hơn 135 tỷ đồng.
Theo thường lệ, hầu hết các cổ phiếu trong bảng xếp hạng đều thuộc nhóm vừa và nhỏ, tuy nhiên, trong tuần này, top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất có sự góp mặt của cổ phiếu có thị giá cao là VCF của Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa.
Với 2 phiên đứng giá đầu tuần và 3 phiên giảm sâu vào cuối tuần đã đẩy giá cổ phiếu VCF xuống mức 155.000 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 17/2), tương ứng giảm 13,41% và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng, ngày sau HID.
Trên sàn HNX, cũng có tới nửa bảng xếp hạng có mức tăng trưởng vượt 30%, trong đó, PVB của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất.
Dù chịu áp lực bán và quay đầu giảm trong phiên cuối tuần 17/2 nhưng với 4 phiên tăng mạnh trước đó, trong đó có 3 phiên đầu tuần tăng trần đã giúp PVB trở thành quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng 35,29%.
Ngoài PVB, các mã khác có mức tăng hơn 30% như KKC, MBG, BII, HKB. Trong đó, HKB đã tụt hạng so với tuần trước khi từ vị trí quán quân rơi xuống thứ 5 trong bảng xếp hạng.
Mã |
Giá ngày 17/2 |
Giá ngày 10/2 |
Biến động (%) |
Mã |
Giá ngày 17/2 |
Giá ngày 10/2 |
Biến động (%) |
PVB |
13.8 |
10.2 |
35,29 |
BLF |
5 |
7.5 |
-33,33 |
KKC |
26.1 |
19.7 |
32,49 |
SCI |
6 |
7.7 |
-22,08 |
MBG |
4.6 |
3.5 |
31,43 |
SIC |
7.7 |
9.6 |
-19,79 |
BII |
3.4 |
2.6 |
30,77 |
STC |
28 |
34.5 |
-18,84 |
HKB |
3.4 |
2.6 |
30,77 |
C92 |
25 |
30 |
-16,67 |
NHP |
4.4 |
3.5 |
25,71 |
VTH |
9.9 |
11.4 |
-13,16 |
VXB |
12.1 |
10 |
21 |
SDE |
1.4 |
1.6 |
-12,5 |
DPS |
2.5 |
2.1 |
19,05 |
TTZ |
2.8 |
3.2 |
-12,5 |
HLC |
8.6 |
7.3 |
17,81 |
NDF |
2.1 |
2.4 |
-12,5 |
PPP |
10.8 |
9.2 |
17,39 |
HKT |
4.3 |
4.9 |
-12,25 |
Trong khi đó, BLF của CTCP Thủy sản Bạc Liêu dẫn đầu bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất. Với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu BLF từ mức 7.500 đồng/CP xuống mức 5.000 đồng/CP, tương ứng mức giảm 33,33%.
Đứng ở vị trí thứ 2 là SCI của CTCP Xây dựng và Đầu tư Sông Đà 9 với mức giảm hơn 22%. Dù có hồi phục khá tích cực trong phiên cuối tuần nhưng với 4 phiên giảm khá mạnh đầu tuần khiến giá cổ phiếu SCI rơi từ mức 7.700 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 10/2) xuống còn 6.000 đồng/Cp (giá đóng cửa ngày 17/2).
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu có thị giá rẻ bèo SD8 của CTCP Sông Đà 8 có sức bật mạnh khi từ mức giá 400 đồng/CP lên 900 đồng/CP, với mức tăng trưởng lên tới 125%, là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua. Tuy vậy, thanh khoản của cổ phiếu SD8 khá nhỏ giọt với hầu hết các phiên tăng trần chỉ khớp vài trăm đơn vị, tổng khối lượng giao dịch cả tuần chưa tới 3.000 đơn vị.
Cũng giống 2 sàn niêm yết, trên sàn UPCoM có tới 8 mã tăng vượt 30%, trong đó, ngoài SD8 có mức tăng 125%, còn có TDS của CTCP Thép Thủ Đức – Vnsteel tăng trưởng 41,67%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 13-17/2
Mã |
Giá ngày 17/2 |
Giá ngày 10/2 |
Biến động (%) |
Mã |
Giá ngày 17/2 |
Giá ngày 10/2 |
Biến động (%) |
SD8 |
0.9 |
0.4 |
125 |
TNP |
14.9 |
24.7 |
-39,68 |
TDS |
17 |
12 |
41,67 |
PMJ |
10 |
16.5 |
-39,39 |
AVF |
0.4 |
0.3 |
33,33 |
VRG |
4.5 |
7.1 |
-36,62 |
VDT |
22.3 |
16.9 |
31,95 |
TGP |
4 |
6.3 |
-36,51 |
DPP |
12.5 |
9.5 |
31,58 |
X18 |
3.9 |
6 |
-35 |
DVC |
10.9 |
8.3 |
31,33 |
NBT |
7 |
10 |
-30 |
NS2 |
15.2 |
11.6 |
31,03 |
TVB |
14.8 |
20.8 |
-28,85 |
MCI |
6.4 |
4.9 |
30,61 |
VTX |
11.9 |
16.4 |
-27,44 |
MMC |
0.9 |
0.7 |
28,57 |
DTV |
7.5 |
9.8 |
-23,47 |
ICI |
8.7 |
6.8 |
27,94 |
PNT |
7.4 |
9.5 |
-22,11 |
Trái lại, TNP của CTCP Cảng Thị Nại là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn UPCoM. Chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ cuối năm 2016 và liên tiếp tăng trần 4 phiên khởi đầu, tuy nhiên, TNP đã liên tiếp không có giao dịch trong 28 phiên tiếp đó.
Với quy định tại sàn UPCoM, đối với cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao động giá được áp dụng là +/-40% so với giá tham chiếu, chính vì vậy, phiên giảm sàn duy nhất vào cuối tuần ngày 17/2 đã đẩy giá cổ phiếu TNP từ mức 24.700 đồng/CP xuống mức 14.900 đồng/CP, tương ứng giảm tới 39,7%.
Tương tự, PMJ không có giao dịch trong hơn 7 tháng qua từ 30/6/2016 đến 10/2/2017 và phiên giao dịch duy nhất trong tuần qua (ngày 13/2) đã kéo giá cổ phiếu này từ mức 16.500 đồng/CP xuống mức 10.000 đồng/CP, tương ứng giảm 39,4% và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng.