Thị trường đã đón nhận một tuần giao dịch khá tiêu cực. Trong khi dòng tiền tham gia có phần thận trọng thì áp lực bán gia tăng mạnh qua từng phiên giao dịch khiến thị trường đón tới 4 phiên giảm điểm và chỉ hồi phục duy nhất ngày 19/7.
Theo thống kê, đây là tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm của các chỉ số. Cụ thể, VN-Index đã giảm tới 15,74 điểm (-2%) xuống 761,86 điểm; còn HNX-Index giảm 2,47 điểm (-2,5%) xuống 97,96 điểm.
Trái với diễn biến giảm mạnh của hầu hết các cổ phiếu trong nhóm bluechip gồm VN30 và HNX30, dòng tiền đầu cơ vẫn tiếp sức giúp nhiều mã tiếp tục tăng nóng.
Điển hình là cặp đôi HAI và HAR. Cùng với việc ghi nhận chuỗi ngày dài liên tiếp khoác áo tím, trong đó HAI với 15 phiên và HAR cũng có tới 10 phiên tăng trần, cặp đôi này tiếp tục có mức tăng hơn 39% trong tuần qua và duy trì vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.
Trong đó, HAR đã không diễn biến thuận lợi như tuần trước đó khi đón nhận những nhịp rung lắc trong phiên, thậm chí cổ phiếu này có thời điểm còn bị kéo giảm kịch sàn trong phiên 20/5. Tuy nhiên, hành động trên chỉ “dọa” những nhà đầu tư yếu tim và đã nhanh chóng kéo tăng kịch trần khi kết thúc phiên nhờ lực cầu bắt đáy tăng mạnh.
Cũng giống như những tuần trước, “tân binh” BWE của Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương đã xuất hiện trong bảng xếp hạng của tuần này. Chỉ với 2 phiên chào sàn tăng trần, giá cổ phiếu BWE đã tăng từ mức 14.300 đồng/CP lên mức 18.350 đồng/CP, tương ứng tăng 28,32% và đứng ở vị trí thứ 3, chỉ sau HAI và HAR.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 17-21/7
Mã |
Giá ngày 21/7 |
Giá ngày 14/7 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 21/7 |
Giá ngày 14/7 |
Biến động giảm (%) |
HAI |
10.15 |
7.26 |
39,81 |
HAX |
35.9 |
46.6 |
-22,96 |
HAR |
11.4 |
8.19 |
39,19 |
BMP |
72.2 |
90 |
-19,78 |
BWE* |
18.35 |
14.3 |
28,32 |
HTT |
10.35 |
12.55 |
-17,53 |
HTV |
19.8 |
16.3 |
21,47 |
DTL |
18.9 |
22.45 |
-15,81 |
APC |
33.9 |
28 |
21,07 |
HAP |
4.55 |
5.35 |
-14,95 |
STT |
12.15 |
10.3 |
17,96 |
EVE |
16.75 |
19.6 |
-14,54 |
AMD |
11.4 |
9.93 |
14,8 |
VNG |
11.65 |
13.2 |
-11,74 |
HII |
28.7 |
25 |
14,8 |
DRC |
26.8 |
30.35 |
-11,7 |
TIX |
35.8 |
31.25 |
14,56 |
ABT |
33 |
37.35 |
-11,65 |
ANV |
14 |
12.45 |
12,45 |
FCN |
24.4 |
27.6 |
-11,59 |
Ở chiều ngược lại, HAX của CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 3 phiên cuối tuần giảm sàn đã trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HOSE.
Mới đây, HAX đã công bố kết quả kinh doanh quý II với khoản lỗ hơn 7 tỷ đồng, đánh dấu quý đầu tiên Công ty thua lỗ trong suốt 4 năm qua. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu HAX bị bán mạnh trong tuần qua.
Điều đáng nói, việc kinh doanh thua lỗ này còn tạo bất ngờ cho giới đầu tư trong bối cảnh Công ty vừa cho biết tiêu thụ xe Mercedes tại Việt Nam đang trưởng rất tốt. Chỉ tính riêng trong quý 2 vừa qua, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ tổng cộng 1.544 xe, tăng gấp rưỡi cùng kỳ 2016 và cũng là quý tiêu thụ lớn nhất từ trước tới nay.
Ngoại trừ HAX, các cổ phiếu khác trong bảng xếp hạng trên đều có mức giảm trong khoảng 10-20%. Trong đó, BMP của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đứng ở vị trí thứ 2 với mức giảm 19,78%.
Trên sàn HNX, khoảng cách chênh lệch giữa các cổ phiếu trong bảng xếp hạng khá lớn. Dẫn đầu bảng là CMC của CTCP Đầu tư CMC với mức tăng lên tới 56,67%, trong khi các cổ phiếu còn lại chỉ có mức tăng trên dưới 20%.
Một trong những nguyên nhân giúp cổ phiếu CMC “bay cao” trong tuần qua là do báo cáo kết quả kinh doanh quý II khả quan với lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 2,2 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt 10% kế hoạch cả năm.
Mã |
Giá ngày 21/7 |
Giá ngày 14/7 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 21/7 |
Giá ngày 14/7 |
Biến động giảm (%) |
CMC |
9.4 |
6 |
56,67 |
PCE |
10 |
13.8 |
-27,54 |
CCM |
29.5 |
23.8 |
23,95 |
CTT |
6.9 |
9.3 |
-25,81 |
D11 |
15 |
12.6 |
19,05 |
NDF |
11 |
14.7 |
-25,17 |
CAN |
27 |
22.7 |
18,94 |
VNT |
27.2 |
33 |
-17,58 |
PEN |
13.9 |
11.7 |
18,8 |
HVA |
3.3 |
4 |
-17,5 |
PSC |
13.1 |
11.2 |
16,96 |
VKC |
8.2 |
9.9 |
-17,17 |
SPI |
4.2 |
3.6 |
16,67 |
HKB |
3.5 |
4.2 |
-16,67 |
HGM |
44 |
38 |
15,79 |
PCN |
2.7 |
3.2 |
-15,63 |
SJ1 |
22.9 |
19.9 |
15,08 |
UNI |
5 |
5.9 |
-15,25 |
DP3 |
46.8 |
41 |
14,15 |
VCM |
16.2 |
19 |
-14,74 |
Trong khi đó, PCE của Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung cũng có tuần giao dịch giảm mạnh nhất kể từ đầu năm. Sau 8 phiên liên tiếp bất động ở mức tham chiếu, PCE đã lao dốc mạnh và có tới 4 phiên giảm sâu cũng 1 phiên đứng giá trong tuần qua.
Qua đó, giá cổ phiếu PCE giảm từ mức 13.800 đồng/CP xuống mức mệnh giá 10.000 đồng/CP, tương ứng giảm 27,54% với tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 400 đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo, CTT của CTCP Chế tạo máy Vinacomin và NDF của CTCP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định cùng có mức giảm hơn 25%, còn lại các cổ phiếu khác trong bảng xếp hạng có mức giảm trong khoảng 14-18%.
Trên sàn UPCoM, KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP là quán quân của bảng xếp hạng và cũng là cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường.
Sau phiên giảm sàn cuối tuần trước, KSV đã nhanh chóng hồi phục và lấy lại sắc tím. Tuần qua, KSV đã trải qua 4 phiên tăng trần và duy nhất 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 21/7, kéo giá cổ phiếu từ mức 5.700 đồng/CP lên mức 9.700 đồng/CP, tương ứng tăng 70,18%.
Cũng giống 2 sàn chính, biên độ của các cổ phiếu trong bảng xếp hạng cũng cách khá xa. Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là HPD của Công ty Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk Đoa với mức tăng 49,33%; tiếp theo là cặp đôi NPH và CCR với cùng mức tăng 40%.
Mã |
Giá ngày 21/7 |
Giá ngày 14/7 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 21/7 |
Giá ngày 14/7 |
Biến động giảm (%) |
KSV |
9.7 |
5.7 |
70,18 |
POV |
8.1 |
13.4 |
-39,55 |
HPD |
11.2 |
7.5 |
49,33 |
TAP |
7 |
10.7 |
-34,58 |
NPH |
18.2 |
13 |
40 |
MIC |
2.9 |
4.4 |
-34,09 |
CCR |
65.8 |
47 |
40 |
VCX |
2.2 |
3.2 |
-31,25 |
SRB |
2 |
1.5 |
33,33 |
VDN |
13.3 |
18.5 |
-28,11 |
GER |
1.2 |
0.9 |
33,33 |
HC3 |
22 |
30.5 |
-27,87 |
VWS |
18.3 |
13.8 |
32,61 |
AC4 |
15.6 |
21.3 |
-26,76 |
VRG |
3.7 |
2.8 |
32.14 |
S12 |
1.2 |
1.6 |
-25 |
NS2 |
12.4 |
9.4 |
31.91 |
BMJ |
12.3 |
16.3 |
-24,54 |
VNI |
12.6 |
9.6 |
31.25 |
FSC |
8.5 |
11 |
-22,73 |
Ở chiều ngược lại, POV của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng sau chuỗi ngày dài nằm bất động đã có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 20/7, tuy nhiên với quy định riêng trên sàn UPCoM, phiên giảm sàn này đã khiến cổ phiếu POV mất tới 39,6%.