Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền vẫn ưa chuộng Penny, đánh sóng ngắn hạn

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Dòng tiền vẫn ưa chuộng Penny, đánh sóng ngắn hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thêm một tuần giao dịch ảm đạm của thị trường với thanh khoản sụt giảm mạnh. Dòng tiền tiếp tục mất phương hướng và gần như chỉ tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn ở các cổ phiếu vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,42%), xuống 1.024,77 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 31,5% so với tuần trước xuống 37.622 tỷ đồng, khối lượng giảm 29,9% xuống 2.275 triệu cổ phiếu.

HNX-Index giảm 2,43 điểm (-1,17%), xuống 204,89 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 35,7% xuống 4.360 tỷ đồng, khối lượng giảm 32,3% xuống 291 triệu cổ phiếu.

Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ giảm mạnh nhất các cổ phiếu lớn như MWG (-6,4%), FRT (-4,4%), DGW (-7,65%), PNJ (-1,98%) …

Các ngành còn lại đều ghi nhận mức giảm nhưng nhẹ hơn, lần lượt là dịch vụ tài chính (-2,55%), bất động sản (-1,75%), hàng cá nhân và gia dụng (-1,68%), hóa chất (-1,5%)...

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn duy trì được sức hút, với PVD (+3,13%) với PVD (+4,1%), PVS (+3,1%), PVB (+1,4%), PVC (+2,6%)...

Trên sàn HOSE, cổ phiếu TDH đầy bất ngờ khi tăng mạnh, với cả 5 phiên đều đóng cửa tăng, trong đó, có ba phiên tăng trần liên tiếp đầu tuần. Thanh khoản dù chỉ vài trăm nghìn đơn vị/phiên, nhưng cũng ghi nhận sự gia tăng tích cực so với thời gian trước.

Mặc dù vậy, thị trường tiếp tục phản ánh dòng tiền chủ yếu “đánh T+”, khi các mã tăng tốt đều là các penny, thị giá thấp, ngoại trừ PDN, nhưng mã này thanh khoản thấp.

Ở chiều ngược lại, hai cổ phiếu HQC và AMD bị chốt lời mạnh, sau khi cả hai đã có tuần nhảy vọt trong tuần trước. Trong đó, HQC là cổ phiếu tăng mạnh nhất +39,6% và ngay sau cũng là AMD với mức tăng 37,8%.

Các cổ phiếu còn lại đáng chú ý có sự góp mặt của một số mã bất động sản, xây quen thuộc như DIG, VRC, IJC, TTB.

Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tuần này đa phần không có diễn biến nào đáng chú ý, khi đa phần chỉ có thanh khoản thấp, ngoại trừ PVL khi khớp lệnh tương đối sôi động trong các phiên giao dịch.

Trên UpCoM, cổ phiếu CFV đạt mức tăng vượt trội, nhưng thanh khoản thấp, chỉ vài trăm đến vài nghìn đơn vị khớp lệnh trong các phiên.

Tuần này, cổ phiếu VNZ sau khoảng thời gian làm mưa làm gió đã chững lại, giá cổ phiếu trong các phiên biến động trong biên độ hẹp. Kết tuần, cổ phiếu VNZ tăng hơn 1,1% từ 890.000 đồng lên 900.000 đồng/cổ phiếu

Tin bài liên quan