Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 2,56 điểm (+0,17%) lên 1.469,1 điểm. Trong khi HNX-Index 9,01 điểm (+2,04%) lên 451,21 điểm.
Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 686 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 18,8% so với tuần giao dịch trước. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 113.310 tỷ đồng, giảm 22%.
Khối lượng khớp lệnh trên sàn HNX đạt trung bình hơn 103 triệu cổ phiếu/phiên, giảm mạnh 26,55% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HNX đạt hơn 16.119 tỷ đồng, giảm gần 20%.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự trở lại, dù mức tăng phần lớn cũng còn khiêm tốn, VCB (+0,5%), BID (+4,9%), CTG (+1,7%), MBB (+2,1%), TCB (+0,6%), ACB (+0,3%), SHB (+2,9%), HDB (+1,1%), MSB (+1,78%), SSB (+0,93%)…
Ở chiều ngược lại, giá dầu giảm mạnh khiến nhóm dầu khí lao dốc với BSR (-4,3%), OIL (-7,9%), PLX (-3,6%), GAS (-3,54%), PVD (-4,3%), PVS (-5,7%), PVB (-5,3%), PVC (-7,1%)...
Nhóm cổ phiếu thép cũng có thêm một tuần điều chỉnh với HPG (-2,3%), HSG (-4,5%), NKG (-7,5%)...
Thiệt hại nặng nhất thuộc về nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất do bị chốt lời mạnh mẽ do tuần trước đó đã bùng nổ. Theo đó, DPM (-5,9%), DCM (-8,8%), VAF (-17%), SFB (-13,45%), BFC (-8,1%)…
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần này chiếm phần lớn là các cổ phiếu vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao như NVT, RIC, HQC, OGC, IDI.
Đáng kể khác là RDP, khi có tuần thứ hai liên tiếp thuộc top cổ phiếu tăng cao nhất sàn HOSE, dù gần đây không có thông tin nào mới đáng kể liên quan đến doanh nghiệp. Tuần trước, RDP là cổ phiếu tăng mạnh nhất HOSE khi +36,11%.
Bên cạnh đó, NVT cũng rất đáng chú ý, khi đang có những thông tin M&A liên quan đến nhóm cổ phiếu HUT, DNP, SVC, VC9.
Trong tuần qua, NVT cả 5 phiên đều tăng trần, dù thanh khoản phần lớn chỉ ở mức thấp, trừ phiên cuối tuần khi khớp hơn 370.000 đơn vị.
Ở chiều ngược lại, PTC vẫn bị bán tháo từ vùng đỉnh lịch sử thiết lập vào phiên 4/3 tại 83.000 đồng. Tuần trước, PTC là cổ phiếu giảm sâu nhất sàn, mất gần 18%.
Tương tự là TSC, AAM, BMC, khi cũng bị bán chốt lời từ vùng mức đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Tuần trước, hai mã AAM tăng 35%, còn TSC -13,66%.
Nhóm cổ phiếu phân bón chịu thiệt hại nặng nhất trong các nhóm ngành, với những cái tên góp mặt là VAF, SFG, và dù không giảm sâu như hai mã này, nhưng cặp đôi đầu ngành DCM và DPM cũng giảm mạnh lần lượt 8,8% và 5,9%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 11/3 đến 18/3:
Mã |
Giá ngày 11/3 |
Giá ngày 18/3 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 11/3 |
Giá ngày 18/3 |
Biến động giảm (%) |
NVT |
14.8 |
20.65 |
39,53% |
PTC |
68.1 |
55.3 |
-18,80% |
FDC |
27.4 |
35.35 |
29,01% |
VAF |
20 |
16.6 |
-17,00% |
RDP |
14.7 |
17.85 |
21,43% |
TSC |
19.6 |
16.85 |
-14,03% |
RIC |
17.95 |
21.7 |
20,89% |
AAM |
17.9 |
15.4 |
-13,97% |
HTN |
43.9 |
52.2 |
18,91% |
SFG |
22.3 |
19.3 |
-13,45% |
HUB |
31.5 |
37.2 |
18,10% |
BMC |
30 |
26 |
-13,33% |
OGC |
13.5 |
15.9 |
17,78% |
TGG |
28.3 |
24.85 |
-12,19% |
HQC |
7.53 |
8.65 |
14,87% |
LAF |
23 |
20.3 |
-11,74% |
KHG |
19 |
21.8 |
14,74% |
ACC |
25.9 |
23.2 |
-10,42% |
IDI |
19.4 |
22.05 |
13,66% |
ASP |
15.6 |
14 |
-10,26% |
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu liên quan là DNP, VC9, HUT cùng dắt tay nhau tăng vọt.
Sự liên quan ở nhóm cổ phiếu trên phần lớn từ con người, khi Chủ tịch HUT là ông Hồ Việt Hà cũng chủ tịch của Ninh Vân Bay (NVT) nêu trên.
Một lãnh đạo của nhiều công ty trong mảng nước của DNP là ông Nguyễn Danh Hiếu cũng tham gia vào HĐQT của HUT.
Vừa qua, HUT đã thông qua kế hoạch tăng vốn để hoán đổi 100% phần vốn góp tại SVC Holdings – công ty sở hữu 54,1% tại SVC, 100% cổ phần của CTCP Savico Hà Nội, 80% cổ phần CTCP Ô tô Bắc Âu (Volvo Việt Nam).
Về phía DNP còn có một số cái tên khác như CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) – công ty do vợ của chủ tịch DNP Vũ Đình Độ làm chủ tịch.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 11/3 đến 18/3:
Mã |
Giá ngày 11/3 |
Giá ngày 18/3 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 11/3 |
Giá ngày 18/3 |
Biến động giảm (%) |
THS |
21.8 |
34.7 |
59,17% |
BXH |
16.5 |
12.3 |
-25,45% |
VC9 |
11.8 |
18.7 |
58,47% |
VE3 |
12.7 |
9.9 |
-22,05% |
DNP |
19.5 |
28.7 |
47,18% |
PMP |
36.7 |
29 |
-20,98% |
TPP |
10.7 |
13.7 |
28,04% |
PEN |
13 |
10.6 |
-18,46% |
KDM |
9.5 |
12.1 |
27,37% |
INC |
17 |
14.1 |
-17,06% |
HUT |
36.9 |
46.7 |
26,56% |
LAS |
24 |
20 |
-16,67% |
VE4 |
62 |
75 |
20,97% |
APP |
15.7 |
13.3 |
-15,29% |
PDB |
23.7 |
28.2 |
18,99% |
PCT |
13.4 |
11.4 |
-14,93% |
VTC |
16 |
19 |
18,75% |
PVG |
17.5 |
15.1 |
-13,71% |
PPE |
11 |
13 |
18,18% |
NFC |
17.7 |
15.3 |
-13,56% |
Trên UpCoM, quán quân tăng giá vẫn thuộc về LGM, dù giao dịch cũng trầm lắng như tuần trước bởi thanh khoản thấp.
Trong khi đó, cổ phiếu XMD kết thúc chuỗi 25 phiên tăng trần liên tiếp từ 11/2 đến 17/3 bằng một phiên giảm sàn ngày 18. Dù vậy, cổ phiếu này vẫn lọt vào top các mã tăng cao nhất UpCoM.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 11/3 đến 18/3:
Mã |
Giá ngày 11/3 |
Giá ngày 18/3 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 11/3 |
Giá ngày 18/3 |
Biến động giảm (%) |
LGM |
14.6 |
27.7 |
89,73% |
PEG |
14.1 |
10.1 |
-28,37% |
USC |
7.3 |
13.6 |
86,30% |
PMW |
40 |
28.9 |
-27,75% |
SQC |
21.6 |
39 |
80,56% |
GER |
21.1 |
15.4 |
-27,01% |
GTD |
10.8 |
19.2 |
77,78% |
PTT |
13.3 |
10.3 |
-22,56% |
TVM |
10 |
17.2 |
72,00% |
HFC |
16.4 |
12.9 |
-21,34% |
LWS |
12.9 |
22.1 |
71,32% |
RAT |
20 |
16.1 |
-19,50% |
KTC |
15 |
23.5 |
56,67% |
PBT |
14.5 |
11.8 |
-18,62% |
DMN |
9.9 |
14.3 |
44,44% |
VGL |
29.3 |
24.2 |
-17,41% |
NAU |
7.5 |
10.8 |
44,00% |
PSB |
12.9 |
10.7 |
-17,05% |
XMD |
35 |
50.4 |
44,00% |
H11 |
9.6 |
8 |
-16,67% |