Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Đa dạng nhóm ngành

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Đa dạng nhóm ngành

(ĐTCK) Cùng với diễn biến điều chỉnh của chỉ số chính, biên độ tăng của các cổ phiếu trong tuần qua cũng có phần thu hẹp. Trong đó đáng chú ý, sự phân hóa của dòng tiền khiến top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh khá đa dạng các nhóm ngành.

Sau nhiều tuần tăng liên tiếp, áp lực bán đã gia tăng mạnh trong khi lực cầu tỏ ra thận trọng bởi dòng tiền tham gia sụt giảm đáng kể, khiến thị trường đón nhận những nhịp điều chỉnh khá sâu. Trong đó, nhóm cổ phiếu trụ cột như ngân hàng, dầu khí… giao dịch thiếu tích cực khi hầu hết đều quay đầu giảm điểm, là các tác nhân chính kéo thị trường đi xuống.

Thị trường kết thúc tuần giao dịch với diễn biến trái chiều trên 2 chỉ số chính. Cụ thể, tuần qua, VN-Index quay đầu giảm 4,6 điểm (-0,6%) xuống 738,81 điểm, kết thúc chuỗi 5 tuần tăng điểm liên tiếp; trong khi đó, HNX-Index tiếp tục có tuần thứ 6 tăng điểm liên tiếp với biên độ tăng 0,67 điểm (+0,6%) lên 94,36 điểm.

Nhìn chung diễn biến trong tuần qua khá phân hóa, các nhóm cổ phiếu nhận được tín hiệu tích cực như thép, khoáng sản, chứng khoán… sau những đợt sóng tăng tốt đã nhanh chóng hạ nhiệt. Điều này khiến biên độ tăng của các cổ phiếu trên thị trường trong tuần qua hãm mạnh và top 10 các cổ phiếu tăng/giảm mạnh cũng khá đa dạng các nhóm ngành.

Trên sàn HOSE, AMD của CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group là cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức tăng hơn 39%.

Sau những phiên lình xình giằng co, thậm chí giảm sâu vào tuần trước đó, AMD đã bất ngờ bật ngược tăng kịch trần trong tuần này. Thậm chí trong phiên thị trường điều chỉnh sâu (ngày 31/5), AMD vẫn tiếp tục leo dốc thành công.

Sắc tím được duy trì và củng cố thêm về cuối tuần khi AMD tiếp nhận thông tin hỗ trợ tích cực từ việc FLC Faros thông qua kế hoạch mua lại gần 25% vốn để trở thành cổ đông lớn của AMD.

Không chỉ dừng lại ở giá, AMD cũng giao dịch sôi động hơn sau tin tốt. Bên cạnh những phiên khớp hơn 1 triệu đơn vị (từ ngày 31/5-2/6), AMD còn dư mua trần khá lớn với trên dưới 1 triệu đơn vị trong mỗi phiên.

Bên cạnh đó, tiếp nhận đợt sóng tăng của nhóm cổ phiếu khoáng sản, KSH cũng có được chỗ đứng trong bảng xếp hạng ở vị trí thứ 7, với mức tăng hơn 16%.

Đáng kể, giao dịch của KSH bất ngờ tăng vọt với những phiên khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị, đặc biệt phiên 30/5 đã chuyển nhượng gần 3,6 triệu đơn vị. Tính chung cả tuần, khối lượng khớp lệnh của KSH đạt 8,43 triệu đơn vị, gấp gần 4 lần so với tuần trước đó.

Ngoài ra, bảng xếp hạng còn xuất hiện các cổ phiếu trong nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, du lịch, vận tải biển, điện…

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 29/5-2/6

Giá ngày 2/6

Giá ngày 26/5

Biến động tăng (%)

Giá ngày 2/6

Giá ngày 26/5

Biến động giảm (%)

AMD

19.25

13.8

39,49

NVT

3.47

4.97

-30,18

VOS

1.43

1.04

37,5

TDW

22.8

29.7

-23,23

TNT

4.41

3.3

33,64

SGT

10

12

-16,67

KAC

21.6

16.5

30,91

VAF

11.9

14.1

-15,6

TV1

24.15

18.8

28,46

LDG

15.25

17.6

-13,35

VNG

12.25

10.5

16,67

VTO

7.35

8.41

-12,6

KSH

3.02

2.6

16,15

NAV

7.8

8.88

-12,16

TYA

12.85

11.1

15,77

CEE

25.5

29

-12,07

DIG

13.35

11.65

14,59

RIC

8.01

9.1

-11,98

EMC

19.95

17.45

14,33

DXG

17.9

19.65

-8,91

Ở chiều ngược lại, NVT của Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay sau chuỗi ngày dài tăng trần, đã chịu áp lực bán mạnh và quay đầu lao dốc.

Sau 2 tuần liên tiếp tăng mạnh nhất, NVT đã trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua khi có liên tiếp 5 phiên giảm sàn. Từ mức giá 4.970 đồng/CP, NVT đã giảm 30,18% và kết phiên cuối tuần tại mức giá 3.470 đồng/CP.

Một trong những nguyên nhân được cho là tác động mạnh tới diễn biến cổ phiếu NVT, chặn đà tăng phi mã là việc chủ tịch Công ty bất ngờ đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu NVT.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là TDW của CTCP Cấp nước Thủ Đức có mức giảm  hơn 23%. Còn lại hầu hết các mã có mức giảm từ 11-17%, ngoại trừ DXG đứng ở cuối bảng với mức giảm đạt 8,91%.

Trên sàn HNX, biên độ tăng giảm mạnh, không có mã nào tăng tới 40-50% như những tuần trước đó.

Trong đó, trái với giao dịch không mấy khả quan của hầu hết các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng, NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã bất ngờ tăng trần liên tiếp 4 phiên, bổ sung thêm nhóm ngành cho bảng xếp hạng.

Cụ thể, sau thời gian dài loanh quanh ở mức giá 5x, NVB đã bật mạnh trong tuần qua và kết tuần tại mức giá 6.800 đồng/CP, với mức tăng cả tuần đạt 36%, là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần qua.

Tuy vậy, giao dịch của NVB vẫn khá hạn chế, các phiên chủ yếu chỉ khớp vài nghìn đơn vị, trong đó cao nhất là phiên 2/6 chuyển nhượng thành công 26.900 đơn vị.

Cũng có mức tăng trên 30% còn có CTC, PIV, KHB, SCI, TAG, TV3. Còn lại VCR, SGH, MHL có mức tăng từ 22-25%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 29/5-2/6

Giá ngày 2/6

Giá ngày 26/5

Biến động tăng (%)

Giá ngày 2/6

Giá ngày 26/5

Biến động giảm (%)

NVB

6.8

5

36

SJ1

14

18

-22,22

CTC

5.5

4.1

34,15

PCG

5.5

7

-21,43

PIV

24.4

18.2

34,07

PSC

14

17

-17,65

KHB

2.4

1.8

33,33

TKU

13.5

15.8

-14,56

SCI

6.2

4.7

31,91

BXH

15.6

18.1

-13,81

TAG

27.5

21

30,95

PVL

2.5

2.9

-13,79

TV3

53.2

40.7

30,71

SCL

3.8

4.4

-13,64

VCR

3.5

2.8

25

LCS

2.7

3.1

-12,9

SGH

29.9

24

24,58

PXA

1.5

1.7

-11,77

MHL

7.1

5.8

22,41

SEB

27.7

31

-10,65

Trong khi đó, SJ1 của CTCP Nông Nghiệp Hùng Hậu sau hơn 1 tháng giữ giá tham chiếu đã chịu áp lực bán và quay đầu giảm mạnh trong tuần qua.

Cụ thể, với 3 phiên giảm, trong đó phiên 30/5 giảm sàn và 2 phiên không có giao dịch, giá cổ phiếu SJ1 đã giảm từ 18.000 đồng/CP xuống 14.000 đồng/CP, tương ứng giảm 22,22%, là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX.

Được biết, mặc dù được đánh giá là ngành nghề kinh doanh nhiều triển vọng và là kinh tế xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nhưng đa phần doanh nghiệp thủy sản vẫn đang phải gồng mình vật lộn với những khó khăn, đặc biệt là áp lực đến từ các khoản lãi vay phải trả rất lớn.

Đứng ở vị trí thứ 2 là PCG của CTCP Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị có mức giảm 21,43%, còn lại 8 mã trong bảng xếp hạng có mức giảm trong khoảng 10-18%.

Tương tự, trên sàn UPCoM, biên độ tăng cũng giảm khá mạnh khi không có mã nào tăng 100%. Sau tuần khoe sắc khi chào sàn, lần lượt các “tân binh” SIV, DVN đã hạ nhiệt và không còn xuất hiện trong bảng xếp hạng tuần này.

Trong đó, BTU của CTCP Công trình Đô thị Bến Tre là cổ phiếu dẫn đầu danh mục. Dù các phiên giao dịch chỉ khớp 100 đơn vị nhưng với 4 phiên tăng trần đã kéo giá cổ phiếu BTU từ mức 6.200 đồng/CP, vượt qua mệnh giá lên mức 10.600 đồng/CP, tương ứng tăng 70,97%.

Đáng chú ý là IPA của CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A tiếp tục tăng phi mã khi từ vị trí thứ 8 của tuần trước đã leo lên vị trí thứ 2 với mức tăng vượt trội, đạt 54,75%.

Kể từ đầu tháng 5 đến nay, IPA đã có mức tăng trưởng mạnh, từ mức giá 8.700 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 28/4) lên 20.100 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 2/6), tương ứng tăng hơn 131%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 29/5-2/6

Giá ngày 2/6

Giá ngày 26/5

Biến động tăng (%)

Giá ngày 2/6

Giá ngày 26/5

Biến động giảm (%)

BTU

10.6

6.2

70,97

VFC

6.5

12.3

-47,15

IPA

20.1

12.2

64,75

DBH

6

10

-40

DP2

35

21.5

62,79

H11

7.7

12.7

-39,37

VIH

16.1

10

61

BWA

5.7

9.2

-38,04

CID

19

13

46,15

AC4

26.8

35.6

-24,72

PTE

2

1.4

42,86

HNF

29

38.5

-24,68

HFB

14

10

40

ICC

46.1

60

-23,17

STU

23.5

16.8

39,88

CEG

14.5

18.2

-20,33

PTH

10.9

7.8

39,74

DCD

8

10

-20

VNA

1.1

0.8

37,5

HHA

45

56

-19,64

Trái lại, lần lượt những mã có mức giảm mạnh trên sàn UPCoM như VFC, DBH, H11, BWA đều có chung đặc điểm là sau chuỗi ngày dài nằm bất động ở mốc tham chiếu mới có giao dịch. Tuy nhiên, phiên giao dịch giảm mạnh này có thể lấy đi 40% giá của các cổ phiếu.

Cụ thể, VFC có 2 phiên giảm và 3 phiên đứng giá, trong đó đáng chú ý là phiên giảm gần chạm sàn ngày đầu tuần (29/5) với biên độ 39%. Tổng cộng cả tuần, VFC đã giảm 47,15%.

Trong khi đó, phiên giao dịch duy nhất ngày 29/5 đã lấy đi 40% giá của cổ phiếu DBH; cổ phiếu H11 cũng có phiên giảm sàn duy nhất ngày 2/6 với biên độ 39,4%; hay BWA cũng giảm 38% trong phiên 31/5.

Tin bài liên quan