Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu tí hon phi nước đại

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu tí hon phi nước đại

(ĐTCK) Tuần qua, thị trường đã chứng kiến sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu đầu cơ khi hàng loạt các mã tí hon tham gia cuộc đua khoe sắc tím và góp mặt vào bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần.

Mặc dù thị trường có những phiên giao dịch đầu tuần khá thuận lợi, sự dẫn dắt của các trụ cột chính giúp các chỉ số liên tiếp tăng điểm, tuy nhiên, phiên điều chỉnh giảm sâu ngày cuối tuần do áp lực chốt lời gia tăng mạnh đã lấy đi toàn bộ thành quả có được.

Trong khi VN-Index không giữ được ngưỡng kháng cự mới 780 điểm và giảm nhẹ sau 4 tuần tăng liên tiếp thì HNX-Index vẫn tiếp tục tăng mạnh. Kết tuần, VN-Index giảm 0,74 điểm (-0,1%) xuống 775,73 điểm; còn HNX-Index tăng 2,44 điểm (+2,5%).

Tâm điểm đáng chú ý trong tuần qua là nhóm cổ phiếu thị trường với những phiên giao dịch bùng nổ. Cuộc đua khoe sắc tím của các mã tí hon đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thị trường, bất chấp cả những phiên điều chỉnh ngày 4/7 hay phiên giảm sâu ngày 7/7. Chính vì vậy, bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh tuần qua đã có sự góp mặt của hàng loạt mã trong nhóm này.

Trong đó, OGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương tiếp tục tỏa sáng. Giao dịch bùng nổ cả về giá và thanh khoản của OGC được kéo dài từ những ngày cuối tháng 6.

Cụ thể, tính từ 22/6 đến nay, giá cổ phiếu OGC đã tăng gần 105% từ mức giá 1.430 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 22/6) lên mức 2.930 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 7/7), trong đó tính riêng tuần này, OGC đã tăng 38,21%.

Không chỉ tăng mạnh về giá, giao dịch của OGC cũng sôi động với những phiên khớp vài triệu đơn vị, thậm chí lên đến vài chục triệu đơn vị (như phiên 28/6 khớp 24,11 triệu đơn vị, hay phiên 4/7 khớp 23,44 triệu đơn vị). Ngoài ra, các phiên cổ phiếu OGC còn dư mua trần vài triệu đơn vị.

Quán quân của bảng xếp hạng cũng là một “thành viên nhí” của thị trường – HAR của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền. Sau khi chịu áp lực bán và liên tiếp giảm điểm trong tuần cuối tháng 6, HẢ đã có cú bứt phá mạnh trong tuần qua. Với 4 phiên tăng trần liên tiếp, HAR đã tăng gần 40% từ mức giá 4.200 đồng/CP lên mức 5.860 đồng/CP.

Bên cạnh OGC và HAR, nhiều cổ phiếu thị trường giá thấp cũng có những phiên tăng trần và xuất hiện trong bảng xếp hạng như HAI của CTCP Nông dược H.A.I, PXT của CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí, UDC của CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, LCM của CTCP hai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai, PPI của CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương.

Trong tuần qua, các “tân binh” cũng có những phiên khởi sắc và lọt vào bảng xếp hạng như HTT của CTCP Thương mại Hà Tây và SJF của CTCP Đầu tư Sao Thái Dương cùng có 3 phiên chào sàn tăng trần, với tổng mức tăng cùng đạt hơn 36%; VCI của CTCP Chứng khoán Bản Việt chỉ giao dịch phiên duy nhất cuối tuần (7/7) và tăng hết biên độ 20%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 3-7/7

Giá ngày 7/7

Giá ngày 30/6

Biến động tăng (%)

Giá ngày 7/7

Giá ngày 30/6

Biến động giảm (%)

HAR

5.86

4.2

39,52

PNC

11.95

15.85

-24,61

OGC

2.93

2.12

38,21

KAC

22

27.4

-19,71

HTT*

17.25

12.6

36,9

AMD

9.96

12.3

-19,02

SJF*

15.8

11.6

36,21

COM

60.7

70

-13,29

HAI

5.2

4.07

27,76

DAT

35.9

41.4

-13,29

PXT

4.05

3.17

27,76

QCG

23.5

27

-12,96

UDC

4.62

3.78

22,22

EVG

15.4

17.65

-12,75

LCM

1.27

1.05

20,95

THI

43.6

49.5

-11,92

VCI*

57.6

48

20

SMA

8.31

9.39

-11,5

PPI

3.8

3.17

19,87

TNI

9.98

11.25

-11,29

Ở chiều ngược lại, biên độ giảm của các mã trên sàn HOSE có diễn biến khá hẹp. Trong đó, PNC của CTCP Văn hóa Phương Nam đón nhận tới 4 phiên giảm sàn và 1 phiên đứng giá, là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần với mức giảm 24,61%.

Được biết, mới đây, PNC đã thông báo về việc ĐHCĐ bất thường đã tổ chức không thành công và Công ty dự kiến sẽ tổ chức lại lần 2 vào ngày 11/7 tới đây.

Kết thúc quý I/2017, mặc dù PNC đạt doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ hợp nhất 122,35 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 51%, chỉ đạt 3,43 tỷ đồng.

Ngoại trừ PNC có mức giảm trên 20%, còn lại các mã khác trong bảng xếp hạng đều có mức giảm trong khoảng 10-20%.

Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng xuất hiện nhiều cổ phiếu với giá rẻ bèo như HVA của CTCP Nông nghiệp xanh Hưng Việt, SDE của CTCP Kỹ thuật Điện Sông Đà, MEC của CTCP Someco Sông Đà, PVX của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, SPI của CTCP Đá Spilít.

Trong đó đáng chú ý là PVX. Từng được biết đến là cổ phiếu đình đám, có sức ảnh hưởng lớn trên sàn HNX nhưng cùng với việc “bong bóng” bất động sản xì hơi, kết quả kinh doanh của PVX ngày càng bết bát khiến cổ phiếu PVX cũng lao dốc không phanh.

Tuy nhiên, trong tuần qua, cổ phiếu PVX đã khởi sắc khi liên tiếp tăng trần cùng giao dịch tăng vọt. Tính chung cả tuần, PVX đã tăng hơn 33% với khối lượng khớp lệnh trung bình đạt hơn 4,3 triệu đơn vị/phiên.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 3-7/7

Giá ngày 7/7

Giá ngày 30/6

Biến động tăng (%)

Giá ngày 7/7

Giá ngày 30/6

Biến động giảm (%)

INC

12.4

8

55

PSW

8.9

11.9

-25,21

CTT

10.9

7.7

41,56

PDC

4.9

6.5

-24,62

HVA

3.5

2.5

40

VAT

4.6

5.7

-19,3

SDE

3

2.2

36,36

SIC

10.1

12.1

-16,53

MEC

3.2

2.4

33,33

HHC

50.5

60

-15,83

PVX

2.8

2.1

33,33

NDF

16

18.8

-14,89

CTP

32.5

24.6

32,11

PGT

4

4.6

-13,04

HLC

19

14.7

29,25

VGP

23.5

27

-12,96

NHC

33.5

26.8

25

SJE

24.5

28

-12,5

SPI

3.1

2.5

24

VXB

10.5

12

-12,5

Trong khi đó, PSW của CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Với 3 phiên giảm sàn và 2 phiên đứng giá, cổ phiếu PSW đã chia tay mức mệnh giá khi từ mức giá 11.900 đồng/CP xuống còn 8.900 đồng/CP, tương ứng giảm 25,21%.

Tuy nhiên, giao dịch của PSW vẫn khá nhỏ giọt với các phiên giao dịch chỉ khớp lệnh 100 đơn vị. Tổng cộng trong tuần qua, giá trị giao dịch của PSW chỉ đạt hơn 2 triệu đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2, PDC của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông cũng đã đón nhận những phiên giao dịch tiêu cực sau quyết định bị đưa vào diện cảnh báo, với tổng mức giảm cả tuần đạt 24,62%.

Trên sàn UPCoM, các cổ phiếu tăng khá tốt với sự đón nhận 3 mã có mức tăng vượt 50%. Trong đó, SDJ của CTCP Sông Đà 25 có 4 phiên tăng mạnh và 1 phiên không có giao dịch ngày 4/7, là cổ phiếu dẫn đầu bảng xếp hạng với mức tăng xấp xỉ 60%.

Đáng chú ý, TTJ của CTCP Thủy tạ sau những phiên chào sàn bất động ở mốc tham chiếu, phiên “khơi mào” ngày 30/6 đã trở thành bàn đạp để cổ phiếu này bứt phá mạnh trong tuần qua.

Với 3 phiên tăng mạnh, trong đó có 2 phiên tăng trần và 2 phiên không có giao dịch, giá cổ phiếu TTJ đã tăng từ 43.400 đồng/CP lên mức 65.800 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 51% và đứng vị trí thứ 2 trong bảng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 3-7/7

Giá ngày 7/7

Giá ngày 30/6

Biến động tăng (%)

Giá ngày 7/7

Giá ngày 30/6

Biến động giảm (%)

SDJ

14.7

9.2

59,78

CGV

5

9.1

-45,06

TTJ

65.8

43.4

51,61

DVC

6

10

-40

MTL

7.1

4.7

51,06

TAW

11

18.3

-39,89

MVB

9.6

6.9

39,13

BTG

3.8

6.3

-39,68

VNX

2.2

1.6

37,5

S27

4.2

6.9

-39,13

BTU

10.2

7.5

36

PSN

12

18.9

-36,51

HU4

6.2

4.7

31,91

PDV

4.3

6.7

-35,82

SPC

20.9

15.9

31,45

SDV

21.8

33.5

-34,93

HKP

24.7

18.8

31,38

GTH

5.5

8.1

-32,1

SBS

3.1

2.4

29,17

THW

13.1

19

-31,05

Trái lại, cũng đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM cùng ngày với TTJ, nhưng diễn biến cổ phiếu CGV của CTCP Sành sứ Thủy tinh Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những phiên giao dịch tiêu cực.

Trong tuần qua, CGV có tới 4 phiên giảm sâu, trong đó có 3 phiên giảm sàn đã tiếp tục đẩy lùi giá cổ phiếu từ mức 9.100 đồng/CP về mức 5.000 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 45% và là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua.

Đứng ở vị trí tiếp theo, các cổ phiếu DVC của CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Cảng Hải Phòng, TAW của CTCP Cấp nước Trung An, BTG của CTCP Bao bì Tiền Giang, S27 của CTCP Sông Đà 7 đều có chung một đặc điểm là sau chuỗi ngày dài đứng bất động đã cùng có 1 phiên giảm sàn. Theo đó, với quy định riêng của sàn UPCoM, phiên giảm sàn của các mã này sẽ có biên độ giảm tới 40%. 

Tin bài liên quan