Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, dòng tiền đã nhanh chóng nhập cuộc tích cực trong những ngày đầu tháng 5 giúp thị trường khởi sắc. Dù có quay đầu điều chỉnh trong phiên cuối tuần ngày 5/5 nhưng VN-Index đã thử thách thành công tại ngưỡng kháng cự 720 điểm.
Cụ thể, kết thúc tuần, VN-Index tăng 2,27 điểm (+0,3%) lên 720 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,2%) lên 89,71 điểm.
Cùng với đà hồi phục tích cực của các chỉ số, tuần qua, thị trường cũng được cải thiện với gần như toàn bộ các nhóm ngành đều tăng trưởng khá tốt. Chính vì vậy, dù chỉ giao dịch trong 3 phiên nhưng tuần đầu tháng 5 đã đón nhận nhiều mã tăng vượt 30%.
Trong đó, nhóm cổ phiếu thị trường là tiêu điểm chính trong tuần qua. Dòng tiền đầu cơ chảy mạnh giúp nhiều mã bứt phá mạnh với những phiên tăng trần và đã góp mặt lượng lớn trong bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên sàn HOSE, như QCG, TSC, FIT, MCG, VPH.
Đáng chú ý, cặp đôi QCG và FIT là 2 mã bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất tuần qua với khối lượng lên tới vài chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, sức ép cung ngoại đã không tác động lên diễn biến cổ phiếu bởi giao dịch được thực hiện thỏa thuận, cùng với đó, lực cầu hấp thụ trong nước mạnh khiến lượng dư mua trần của bộ đôi này luôn ở mức vài triệu đơn vị trong từng phiên giao dịch.
Dẫn đầu bảng xếp hạng là SGT của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Sau tuần diễn biến không mấy khả qua vào cuối tháng 4, SGT đã hồi phục mạnh và liên tiếp tăng trần trong 3 phiên giao dịch của tuần qua, với tổng mức tăng đạt 22,2%.
Tuy nhiên, giao dịch của SGT vẫn không mấy cải thiện với những phiên chỉ khớp vài nghìn đơn vị. Tổng cộng tuần qua, khối lượng khớp lệnh của SGT chỉ đạt 6.390 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 37 triệu đồng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 3-5/5
Mã |
Giá ngày 5/5 |
Giá ngày 28/4 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 5/5 |
Giá ngày 28/4 |
Biến động giảm (%) |
SGT |
6 |
4.91 |
22,2 |
PDN |
71.5 |
83 |
-13,86 |
QCG |
10.2 |
8.37 |
21,86 |
HVG |
6.07 |
6.76 |
-10,21 |
TSC |
3.4 |
2.79 |
21,86 |
ACC |
25 |
27.75 |
-9,91 |
FIT |
5.03 |
4.13 |
21,79 |
ASP |
4.7 |
5.21 |
-9,79 |
CYC |
2.19 |
1.8 |
21,67 |
TIE |
11.1 |
12.1 |
-8,26 |
MCG |
2.47 |
2.15 |
14,88 |
KAC |
17.3 |
18.8 |
-7,98 |
TDH |
16 |
13.95 |
14,7 |
TCR |
3.68 |
3.99 |
-7,77 |
RDP |
15.95 |
14 |
13,93 |
CIG |
2.6 |
2.8 |
-7,14 |
VPH |
11.85 |
10.5 |
12,86 |
PVD |
16.45 |
17.7 |
-7,06 |
LDG |
16.8 |
14.95 |
12,37 |
RIC |
8.01 |
8.61 |
-6,97 |
Nếu trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng hồi phục tích cực và trở thành điểm tựa chính cho thị trường thì các cổ phiếu họ dầu khí lại đón nhận một tuần tiêu cực bởi thông tin giá dầu thô lao dốc.
Đây chính là nguyên nhân khiến thành viên họ P là PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí tiếp tục lao dốc trong những phiên đầu tiên của tháng 5.
Cụ thể, nối tiếp đà giảm của tuần trước đó, PVD đã đón nhận liên tiếp 2 phiên giảm sàn, xuống mức giá thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết. Dù lực cầu bắt đáy trở lại tích cực giúp PVD tăng trần trong phiên cuối tuần nhưng cũng không thể giúp cổ phiếu này thoát khỏi bảng xếp hạng những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Theo đó, PVD giảm hơn 7% và đứng ở vị trí thứ 9.
Biên độ giảm của các cổ phiếu trong bảng xếp hạng này không quá lớn. Cổ phiếu PDN dẫn đầu với mức giảm chưa tới 14%.
Đứng ở vị trí thứ 2 là HVG với mức giảm hơn 10%. Nguyên nhân khiến HVG liên tiếp giảm sâu trong 2 phiên 3-4/5 là do Công ty đón nhận thông tin khá tiêu cực từ báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 quý đầu năm niên độ tài chính 2017 (1/10/2016-31/3/2017) với số lỗ lên tới 31,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 18 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, TV3 của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua với mức tăng đạt 32,54%. Nếu trong tuần cuối cùng của tháng 4, giá cổ phiếu TV3 giằng co mạnh thì trong 3 phiên đầu tháng năm, cổ phiếu này đã giữ vững phong độ khi liên tiếp tăng trần.
Tuy nhiên, thanh khoản của TV3 vẫn ở mức thấp với khối lượng giao dịch trong các phiên chỉ đạt vài ba trăm đơn vị. Tổng giá trị giao dịch trong tuần qua đạt chưa tới 20 triệu đồng.
Cũng có 3 phiên tăng trần nhưng NDF của CTCP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định đứng thứ 2, với mức tăng hơn 29%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 3-5/5
Mã |
Giá ngày 5/5 |
Giá ngày 28/4 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 5/5 |
Giá ngày 28/4 |
Biến động giảm (%) |
TV3 |
44.4 |
33.5 |
32,54 |
PJC |
17.2 |
23.9 |
-28,03 |
NDF |
4 |
3.1 |
29,03 |
HDO |
0.8 |
1.1 |
-27,27 |
VFR |
10.2 |
8 |
27,5 |
C69 |
9.2 |
12.5 |
-26,4 |
CCM |
19.4 |
16.2 |
19,75 |
BXH |
18.1 |
23.2 |
-21,98 |
PSE |
12.6 |
10.6 |
18,87 |
ATS |
10.7 |
13.6 |
-21,32 |
VE1 |
8.6 |
7.3 |
17,81 |
PPY |
13 |
16.2 |
-19,75 |
CAN |
24.5 |
21 |
16,67 |
APP |
5.7 |
7 |
-18,57 |
MBS |
8.1 |
7 |
15,71 |
HLC |
9 |
10.9 |
-17,43 |
L62 |
7.7 |
6.8 |
13,24 |
CTP |
12.7 |
14.8 |
-14,19 |
TEG |
8 |
7.1 |
12,68 |
HCT |
15.5 |
17.8 |
-12,92 |
Trong khi đó, PJC của Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HNX.
Sau chuỗi ngày tăng mạnh và nằm bất động ở mốc tham chiếu, PJC đã đón nhận tín hiệu tiêu cực trong phiên 26/4 khi quay đầu giảm sàn, đã báo hiệu cho những phiên giảm mạnh sau đó. Cụ thể, PJC đã giảm mạnh trong 3 phiên đầu tháng 5, với tổng mức giảm đạt hơn 28%.
Đứng ở vị trí thứ 2 là HDO của Công ty Cổ phần Hưng Đạo Container. Quyết định hủy niêm yết của HDO từ ngày 26/5 do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016, đã khiến cổ phiếu này tiếp tục có những phiên giảm điểm.
Tuần qua, HDO đã có 3 phiên giảm, với tổng mức giảm đạt 27,27% và tổng khối lượng giao dịch đạt 442.410 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 376 triệu đồng.
Trên sàn UPCoM, TBT của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông Bến Tre, sau chuỗi ngày dài 65 phiên đứng bất động ở mốc tham chiếu đã có giao dịch ở phiên cuối tuần qua ngày 5/5.
Mặc dù chỉ chuyển nhượng thành công 100 đơn vị, nhưng với quy định riêng của sàn UPCoM, phiên tăng trần ngày 5/5 đã mang lại cho TBT vị trí quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng đạt 38,8%.
Giống TBT, TMW của Công ty Cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai, cũng chỉ có 1 phiên tăng nhưng với mức tăng 33,7% do cổ phiếu này vừa trải qua những ngày dài không có giao dịch, đã đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.
Ngoài TBT và TMW còn có ICC của CTCP Xây dựng Công nghiệp cũng có mức biến động tăng vượt 30%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 3-5/5
Mã |
Giá ngày 5/5 |
Giá ngày 28/4 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 5/5 |
Giá ngày 28/4 |
Biến động giảm (%) |
TBT |
6.8 |
4.9 |
38,78 |
NAC |
5.6 |
9.2 |
-39,13 |
TMW |
13.5 |
10.1 |
33,66 |
SDI |
41.4 |
55.6 |
-25,54 |
ICC |
30.4 |
23.1 |
31,6 |
DCD |
7.1 |
9.1 |
-21,98 |
AFX |
4 |
3.3 |
21,21 |
DVH |
8.5 |
10.8 |
-21,3 |
ABC |
31.6 |
26.1 |
21,07 |
VPC |
0.8 |
1 |
-20 |
HEM |
15.2 |
12.6 |
20,63 |
MTH |
17.1 |
20.8 |
-17,79 |
V15 |
0.6 |
0.5 |
20 |
STL |
1.4 |
1.7 |
-17,65 |
VCX |
4.9 |
4.2 |
16,67 |
VLF |
0.5 |
0.6 |
-16,67 |
NTB |
0.7 |
0.6 |
16,67 |
AGX |
27.7 |
32.7 |
-15,29 |
EIC |
9 |
7.8 |
15,38 |
L63 |
5.1 |
6 |
-15 |
Ở chiều ngược lại, thành viên mới đăng ký giao dịch trong cuối tháng 3 - NAC của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tổng hợp cũng trải qua 29 phiên không có giao dịch, đã đón nhận phiên giảm sàn ngày cuối tuần 5/5, với biên độ 39,1% và đã trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần trên sàn UPCoM.
Đứng thứ 2 là SDI của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng. Với 3 phiên giảm mạnh, trong đó, phiên 3/5 giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu SDI từ mức 55.600 đồng/CP xuống mức 41.400 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 25%.