Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu bất động vẫn nóng

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu bất động vẫn nóng

(ĐTCK) Mặc dù biên độ tăng của các cổ phiếu đã thu hẹp đáng kể, nhưng nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn chưa hết nóng với sự góp mặt của nhiều mã trong Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần cuối cùng của tháng 3.

Sau tuần bứt phá mạnh vào tuần trước, thị trường đã trở lại trạng thái giằng co trong tuần cuối cùng của tháng 3 với các phiên tăng giảm đan xen và thanh khoản sụt giảm nhẹ. Kết tuần, VN-Index tăng nhẹ 0,17 điểm lên 722,31 điểm, còn HNX-Index giảm 0,55 điểm xuống 90,82 điểm.

Trong đó, các cổ phiếu lớn đã phân hóa khá mạnh cùng dòng tiền luân chuyển giữa các mã lớn đã có tác dụng đỡ chỉ số. Chính vì sự luân phiên của dòng tiền khiến biên độ tăng của các cổ phiếu trên cả 3 sàn đều thu hẹp khi chỉ có duy nhất 1 mã có mức tăng trên 50%.

Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu nguội đi khi có nhiều mã tiếp tục đà tăng mạnh, đóng góp nhiều thành viên trong bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất của tuần.

Trên sàn HOSE, KAC của CTCP Đầu tư địa ốc Khang An là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 3 phiên giữa tuần tăng trần đã kéo giá cổ phiếu KAC từ mức 12.100 đồng/CP lên 16.150 đồng/CP, tương ứng tăng 33,47%, nhưng thanh khoản của cổ phiếu này vẫn khá thấp với khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ đạt 22.430 đơn vị/phiên.

Thông tin hỗ trợ giúp giá cổ phiếu KAC tăng vọt là không có bởi trong khoảng 1 tháng qua, Công ty không có công bố nào đáng chú ý. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên KAC tăng đột biến. Đầu tháng 1 vừa qua, cổ phiếu này cũng đã có chuỗi ngày phi mã khi tăng mạnh từ 3.740 đồng/CP lên 17.300 đồng/CP.

Bên cạnh KAC, nhiều mã bất động sản khác cũng góp mặt trong bảng xếp hạng như PPI của CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương, PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, DXG của CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh và HU3 của CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD3. Tuy nhiên, biên độ tăng đã giảm đáng kể khi các mã trên đều chỉ có mức tăng hơn 10%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 27-31/3

Giá ngày 31/3

Giá ngày 24/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 31/3

Giá ngày 24/3

Biến động giảm (%)

KAC

16.15

12.1

33,47

HID

4.82

5.75

-16,17

MDG

14.3

11.2

27,68

AGR

3.7

4.33

-14,55

QCG

6.4

5.26

21,67

TDW

25.4

28.4

-10,56

HOT

27.65

23.05

19,96

STK

18.6

20.7

-10,15

HHS

4.63

3.89

19,02

SAV

9.4

10.45

-10,05

PPI

2.72

2.3

18,26

TIE

11

12.1

-9,09

PDR

17.65

15.35

14,98

TTF

7.3

8.03

-9,09

DXG

20.6

18.2

13,19

VPH

11.4

12.5

-8,8

VHG

2.7

2.39

12,97

VNA

0.98

1.07

-8,41

HU3

9

8

12,5

FTM

12.3

13.4

-8.21

Ở chiều ngược lại cũng không có mã nào có mức giảm tới 20%. Trong đó, HID của CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long dẫn đầu bảng xếp hạng giảm giá mạnh, đạt 16,17%. Dù giao dịch khá sôi động nhưng lực bán khá lớn khiến HID đón nhận 4 phiên giảm mạnh, trong đó có tới 3 phiên giảm sàn và duy nhất 1 phiên tăng trần ngày 29/3

Điểm đáng chú ý là cổ phiếu AGR của CTCP Chứng khoán Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau tuần thăng hoa của nhóm cổ phiếu chứng khoán giúp AGR góp mặt ở top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất với vị trí đứng thứ 2 chỉ sau DTA, cổ phiếu này đã chịu áp lực bán ra khá mạnh trong tuần này và giảm sâu.

Cụ thể, với 4 phiên giảm, trong đó phiên đầu tuần ngày 27/3 giảm sàn và duy nhất 1 phiên tăng trần ngày 30/3, đã đẩy giá cổ phiếu AGR từ mức 4.330 đồng/CP xuống còn 3.700 đồng/CP, tương ứng giảm 14,55% và đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.

Trên sàn HNX, SRA của CTCP Sara Việt Nam là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Cụ thể, với 4 phiên tăng mạnh và khoác áo tím, cùng 1 phiên giảm ngày 28/3, cổ phiếu SRA đã tăng 2.700 đồng/CP, tương ứng tăng gần 37%.

Một trong những nguyên nhân được cho là hỗ trợ tốt giúp SRA tăng vọt lên mức mệnh giá có thể là do thông tin được chuyển từ diện bị kiểm soát sang bị cảnh báo do đã khắc phục được hậu quả cùng kế hoạch kinh doanh đề ra trong năm nay tăng trưởng khá mạnh.

Cụ thể, mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua các mục tiêu năm 2017 với tổng doanh thu dự kiến đạt 275,23 tỷ đồng, gấp tới hơn 21 lần so với thực hiện năm 2016; lợi nhuận 44,44 tỷ đồng, cũng gấp tới hơn 16 lần so với năm 2016.

Cũng có mức tăng tới 30% là ALT của CTCP Văn hóa Tân Bình. Tiếp đến là TPP của CTCP Nhựa Tân Phú với mức tăng cũng đạt xấp xỉ 30%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 27-31/3

Giá ngày 31/3

Giá ngày 24/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 31/3

Giá ngày 24/3

Biến động giảm (%)

SRA

10

7.3

36,99

LO5

3.8

6.2

-38,71

ALT

17

13

30,77

BHT

2.9

4.6

-36,96

TPP

34.8

26.8

29,85

SEB

29

37.4

-22,46

PVI

32

24.7

29,55

DNM

22.6

29

-22,07

TV3

38.7

32

20,94

CTP

16.5

21

-21,43

PJC

25

21

19,05

POT

18.9

23.4

-19,23

SD2

7.8

6.6

18,18

BSC

12.6

15.4

-18,18

API

24.2

20.7

16,91

VIE

4.5

5.5

-18,18

GLT

44.4

38

16,84

SVN

2.9

3.4

-14,71

SPP

25.8

22.1

16,74

VFR

10.6

12.4

-14,52

Trong khi đó, LO5 của CTCP Lilama 5 sau chuỗi 23 phiên ròng rã đứng bất động ở mốc tham chiếu đã bắt đầu có những phiên khớp vài trăm đơn vị trong tuần qua. Tuy nhiên, dù có giao dịch nhưng lực bán mạnh LO5 đã khiến cổ phiếu này liên tiếp nằm sàn với 5 phiên giảm hết biên độ.

Tổng cộng cả tuần, LO5 đã giảm tới 38,71% từ mức giá 6.200 đồng/CP xuống còn 3.800 đồng/CP với khối lượng giao dịch chỉ đạt 16.303 đơn vị, tương ứng trung bình đạt 3.260 đơn vị/phiên.

Tương tự, BHT của CTCP Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC cũng lao dốc với 5 phiên giảm sàn sau 1 tuần đứng giá tham chiếu. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BHT cũng giảm tới gần 37%.

Không chỉ các cổ phiếu niêm yết có biên độ tăng thu hẹp, các mã giao dịch trên sàn UPCoM cũng không còn đột biến như những tuần trước đó.

Trong đó, cổ phiếu AMP của CTCP Armephaco vẫn duy trì trạng thái giao dịch với những phiên khớp lệnh chỉ 100 đơn vị, nhưng với việc đón nhận 4 phiên tăng trần và chỉ 1 phiên giảm ngày 28/3, cổ phiếu này đã trở thành quán quân của bảng xếp hạng, với mức tăng hơn 51%.

Đáng chú ý là VCX của CTCP Xi măng Yên Bình. Trong tuần trước, khi lần đầu có giao dịch sau 50 phiên đứng bất động ở mốc tham chiếu, VCX đã giảm sàn với biên độ 39,5% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Tuy nhiên, sang tuần cuối cùng của tháng 3, VCX đã hồi phục tích cực khi đón nhận 3 phiên tăng trần và vươn lên vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng, với mức tăng 41,18%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 27-31/3

Giá ngày 31/3

Giá ngày 24/3

Biến động tăng (%)

Giá ngày 31/3

Giá ngày 24/3

Biến động giảm (%)

AMP

14.2

9.4

51,06

NTR

6

10

-40

VCX

2.4

1.7

41,18

TND

7.2

12

-40

VHH

1.9

1.4

35,71

MTL

3.4

5.4

-37,04

SPH

16.7

12.4

34,68

TW3

9.3

14.6

-36,3

GTT

0.4

0.3

33,33

IFS

6

9

-33,33

NOS

0.4

0.3

33,33

TQN

17

25

-32

VRG

4.5

3.4

32,35

DPH

13

19

-31,58

HPP

56

42.5

31,76

SD8

0.8

1.1

-27,27

SPV

7.9

6

31,67

GTH

4.3

5.7

-24,56

SPC

21.8

16.6

31,33

DGT

5.6

7.3

-23,29

Trái lại, NTR của CTCP Đường sắt Nghệ Tĩnh sau hơn 4 tháng niêm yết (từ ngày 10/11/2016) giữ nguyên ở mức mệnh giá, đã có phiên giao dịch đầu tiên ngày 29/3. Tuy nhiên, với quy định riêng của sàn UPCoM, phiên giao dịch duy nhất trong tuần qua của NTR đã giảm sàn với biên độ 40% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM.

Cũng có mức giảm 40% là TND của CTCP Than Tây Nam Đá Mài – Vinacomin. Dù có phiên tăng trần vào cuối tuần ngày 31/3 nhưng 4 phiên giảm sàn trước đó cũng khiến TND chia tay mệnh giá khi đẩy từ mức giá 12.000 đồng/CP xuống còn 7.200 đồng/CP.

Tin bài liên quan