Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã tăng trên 110%

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã tăng trên 110%

(ĐTCK) Thị trường đã có một tuần diễn biến đi ngang giằng co bởi áp lực chốt lời gia tăng sau chuỗi ngày dài tăng điểm. Dù vậy, thị trường đã đón nhận hàng loạt mã tăng trưởng hơn 50%, thậm chí vượt 110%, cùng với nhiều ngôi sao mới xuất hiện.

Sau chuỗi 9 tuần tăng liên tiếp, áp lực chốt lời đang gia tăng và lan tỏa khiến thị trường trải qua những phiên điều chỉnh trong tuần qua. Chỉ số VN-Index lần lượt thủng các ngưỡng kháng cự và những tưởng sẽ chính thức chia tay mốc 710 điểm, nhưng lực cầu hấp thụ mạnh trong phiên cuối tuần đã giúp thị trường hồi phục.

Kết thúc tuần qua, VN-Index giảm nhẹ 1,85 điểm (-0,26%) xuống mức 712,62 điểm. trong khi đó, HNX-Index trái chiều khi tăng 0,33 điểm (+0,38%, kết tuần tại mốc 86,65 điểm.

Dù thanh khoản trong tuần qua sụt giảm đáng kể nhưng dòng tiền vẫn khá sôi động, với tổng giá trị giao dịch trung bình trên 3 sàn đạt gần 4.100 tỷ đồng. Cùng với đó, giao dịch nhà đầu tư vẫn duy trì trạng thái mua ròng với tổng giá trị xấp xỉ tuần trước, đạt gần 350 tỷ đồng.

Trong khi diễn biến của các mã bluechip chủ yếu là đi ngang, thì thị trường lại xuất hiện ngôi sao mới – VJC của CTCP Hàng không VietJet. Đây là nhân tố chính hỗ trợ thị trường trong tuần qua.

Với 4 phiên giao dịch đều tăng trần, giá cổ phiếu VJC được kéo từ mức giá chào sàn 90.000 đồng/CP lên mức 132.100 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 3/3), tương ứng tăng 46,78%, là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên sàn HOSE.

Ngoại trừ “tân binh” VJC có cú nhảy vọt, các mã còn lại có mức biến động tăng khá hạn chế trong tuần qua. Các mã tiếp theo trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần trên sàn HOSE chỉ có mức tăng trên dưới 15%. Cụ thể, đứng thứ 2 là DIC của CTCP Đầu tư và Thương mại DIC chỉ tăng hơn 16%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 27/2-3/3

Giá ngày 3/3

Giá ngày 24/2

Biến động tăng (%)

Giá ngày 3/3

Giá ngày 24/2

Biến động giảm (%)

VJC*

132.1

90

46,78

TDW

24.6

33

-25,46

DIC

7.6

6.51

16,74

CIG

2.03

2.59

-21,62

CMT

13.95

12.2

14,34

KAC

11

13.9

-20,86

LGC

34

29.95

13,52

HCD

9.6

11.95

-19,67

HU1

6.2

5.54

11,91

DCL

25.3

30.2

-16,23

BBC

125

111.8

11,81

POM

13.9

16.5

-15,76

SAV

7.27

6.52

11,5

HID

9.08

10.7

-15,14

APC

25

22.5

11,11

FMC

19.6

23

-14,78

VRC

18.35

16.7

9,88

NBB

20.55

23.95

-14,2

QBS

5.51

5.05

9,11

TDH

11.45

13

-11,92

(* VJC chào sàn ngày 28/2) 

Ở chiều ngược lại, TDW của CTCP Cấp nước Thủ Đức là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Sau 5 phiên bất động ở mốc tham chiếu trong tuần cuối tháng 2, TDW đã đón nhận một tuần giao dịch khá tiêu cực khi liên tiếp giảm 5 phiên. Tổng cộng, TDW đã giảm 8.400 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 25%.

Tuy nhiên, giao dịch của TDW khá thấp, tổng cộng khối lượng giao dịch cả tuần chưa tới 5.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị chỉ hơn 130 triệu đồng.

Đứng ở vị trí tiếp theo là cặp đôi cổ phiếu bất động sản CIG của CTCP Coma 18 và KAC của CTCP Địa ốc Khang An với mức giảm hơn 20%. Còn lại, các mã có mức giảm trong khoảng 10-20%.

Trên sàn HNX, biên độ tăng được nới rộng khi nhiều mã có mức tăng vượt 50%. Trong đó, PJT của CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội đã đón nhận tuần tăng đột biến với mức tăng trưởng tên tới gần 60%.

Thống kê từ đầu năm 2017, giao dịch cổ phiếu PJT trong mỗi tuần khá lập lại chu kỳ với hầu hết là các phiên đứng giá tham chiếu và có thể có duy nhất 1 phiên tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, trong tuần qua, cổ phiếu này tăng liên tiếp 5 phiên, trong đó có tới 4 phiên tăng trần. Qua đó, giá cổ phiếu PJT được kéo từ mức 16.000 đồng/Cp lên 25.500 đồng/CP.

Cũng có mức tăng hơn 50% là bộ đôi nằm trong top 3 của tuần trước gồm PRC của Công ty Cổ phần Logistics Portserco và KST của CTCP Kasati, tuy nhiên, vị trí có chút thay đổi. Trong khi PRC tăng trần liên tiếp 5 phiên và leo lên vị trí thứ 2 với mức tăng 59,35%, tăng đáng kể so với con số 43,52% của tuần trước; thì KST lại lùi từ vị trí quán quân của tuần trước xuống thứ 3, với mức tăng 56,82%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 27/2-3/3

Giá ngày 3/3

Giá ngày 24/2

Biến động tăng (%)

Giá ngày 3/3

Giá ngày 24/2

Biến động giảm (%)

PJC

25.5

16

59,38

C92

11.3

18.5

-38,92

PRC

24.7

15.5

59,35

BXH

22.5

34.1

-34,02

KST

13.8

8.8

56,82

PCN

3

3.7

-18,92

HKT

5.6

4.2

33,33

CTT

6.3

7.7

-18,18

SVN

3.3

2.6

26,92

VAT

3.7

4.2

-11,91

AMV

12.8

10.3

24,27

KTT

4

4.5

-11,11

S74

7.4

6

23,33

CMC

5

5.6

-10,71

DLR

9.6

8

20

SDH

1.7

1.9

-10,53

SEB

30

25.1

19,52

GMX

26.1

29.1

-10,31

NDF

2.5

2.1

19,05

KSQ

1.8

2

-10

Tương tự, ở chiều giảm, cặp đôi dẫn đầu bảng cũng vẫn là 2 mã C92 của CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 và BXH của CTCP Đầu tư Xây dựng Bạch Đằng TMC nhưng vị trí đã tráo đổi so với tuần trước.

Cụ thể, với 5 phiên giảm mạnh, trong đó có 3 phiên giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu C92 từ mức 18.500 đồng/CP xuống 11.300 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 44% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất trong tuần này. Tuy nhiên, giao dịch của C92 vẫn nhỏ giọt với các phiên khớp vài ba trăm đơn vị. Tổng cộng khối lượng giao dịch trong tuần qua của C92 chỉ đạt hơn 900 đơn vị.

Trong khi đó, phiên đứng giá tham chiếu trong ngày đầu tuần đã giúp BXH lùi về vị trí thứ 2 với mức giảm hơn 34%, từ mức giá 34.100 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 24/2) xuống còn 22.500 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 3/3).

Trên sàn UPCoM, cổ phiếu mới gia nhập thị trường trong tháng 2 vừa qua – HLB của CTCP Bia và nước giải khát Hạ Long đã tỏa sáng trong tuần qua sau chuỗi ngày dài chào sàn “âm thầm”.

Cụ thể, sau 14 phiên liên tiếp không có giao dịch và đứng nguyên ở mức giá tham chiếu trong ngày chào sàn, HLB đã có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/2. Với việc tăng hết biên độ trong ngày đầu giao dịch (tương ứng 40%), đã giúp cổ phiếu HLB có mức tăng trưởng lên tới hơn 112% trong tuần qua và trở thành quán quân của tuần.

Cũng như những tuần trước, các mã có mức tăng trưởng vượt trội đều nằm ở sàn UPCoM Xếp sau HLB và với mức tăng hơn 90% là SPD của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung và KCB của CTCP Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng.

Tiếp đó, PVO của CTCP Dầu nhờn PV Oil với mức tăng hơn 70% và TGP của Công ty Cổ phần Trường Phú với mức tăng hơn 60%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 27/2-3/3

Giá ngày 3/3

Giá ngày 24/2

Biến động tăng (%)

Giá ngày 3/3

Giá ngày 24/2

Biến động giảm (%)

HLB

50.9

24

112,08

PMT

3.4

6.1

-44,26

SPD

8.5

4.4

93,18

PEQ

8.3

13.8

-39,86

KCB

5.2

2.7

92,59

SPV

6.2

10.3

-39,81

PVO

6.3

3.7

70,27

VHF

8.7

14.4

-39,58

TGP

8.2

5.1

60,78

HRG

6.6

10.8

-38,89

PTE

2.8

2

40

NS2

5.9

9.5

-37,9

CZC

6.7

4.9

36,73

PTT

5

8

-37,5

SDJ

10.3

7.8

32,05

MTL

6.3

9.6

-34,38

NDC

32.6

24.7

31,98

GER

2.5

3.8

-34,21

HFC

12.9

9.9

30,3

HHA

51

73

-30,14

Trong khi đó, PMT của CTCP Viễn thông TELVINA Việt Nam là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Với 4 phiên giảm sàn và 1 phiên đứng giá vào cuối tuần, giá cổ phiếu PMT đã bị đẩy từ mức 6.100 đồng/CP xuống mức 3.400 đồng/CP, tương ứng giảm 44,26%.

Khác với 2 sàn niêm yết, biên độ giảm của các cổ phiếu trên sàn UPCoM khá lớn. Bên cạnh PMT có mức giảm tới 44%, các mã còn lại trong bảng xếp hạng đều có mức giảm trrn 30%.

Xếp sau PMT, 3 cổ phiếu đều có mức giảm xấp xỉ 40% gồm PEQ của CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex, SPV của Công ty cổ phần Thủy Đặc Sản, VHF của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.

Tin bài liên quan