Theo quy luật trước đây, khi không khí Tết Nguyên đán ngập tràn phố phường cũng là thời điểm thị trường chứng khoán giao dịch trầm lắng. Dòng tiền chuyển hướng sang mua sắm tết khiến thanh khoản sụt giảm mạnh. Thị trường chứng khoán tuần qua không nằm ngoài xu hướng trên.
Mặc dù giao dịch diễn ra khá ảm đạm nhưng sự hỗ trợ tích cực từ nhóm ngân hàng cùng các mã lớn như SAB, BHN đã giúp thị trường có những phiên hồi phục tích cực sau những phiên điều chỉnh trước đó. Tổng kết chung lại, các chỉ số trên cả 3 sàn chỉ biến động nhẹ, trong đó, VN-Index tăng hơn 1 điểm và đóng cửa tuần tại mốc 686,26 điểm; trong khi HNX-Index và UPCoM-Index đều giảm điểm.
Trong khi các chỉ số không có nhiều biến động với các phiên tăng giảm đan xen thì thị trường vẫn nổi lên nhiều điểm sáng, với nhiều mã có mức tăng vượt 50%.
Mặc dù số mã giao dịch đã vượt cả 2 sàn niêm yết nhưng thanh khoản trên sàn UPCoM vẫn duy trì khá thấp qua từng phiên giao dịch. Ngoại trừ đột biến đến từ phiên 19/1 nhờ 2 mã VOC và X18 giúp giá trị giao dịch tăng vọt vượt 100 tỷ đồng, còn lại các phiên chỉ giao dịch vài chục tỷ đồng.
Tuy vậy, UPCoM lại là sàn giao dịch thường đón nhận nhiều mã tăng trưởng mạnh. Trong tuần qua, có tới 4 mã giao dịch trên sàn có mức tăng trên 50%.
Trong đó, “tân binh” DPG là quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng lên tới 95,16%. Mới chào sàn UPCoM từ ngày 12/1, chỉ sau 7 phiên giao dịch, giá cổ phiếu DPG đã tăng gần gấp 2 lần từ mức giá tham chiếu 31.000 đồng/CP lên mức 84.700 đồng/CP khi đóng cửa phiên 20/1.
Đứng ở vị trí thứ 2 là thành viên khá lâu năm, đăng ký giao dịch trên sàn từ năm 2009 – IME của CTCP Cơ khí và Xây lắp Công nghiệp. Dù giao dịch chỉ đạt 100 đơn vị/phiên nhưng với 4 phiên tăng trần đã đưa giá cổ phiếu IME từ mức 11.600 đồng/CP lên mức 20.000 đồng/CP, tương ứng mức tăng trưởng hơn 72% trong tuần qua.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 16-20/1
Mã |
Giá ngày 20/1 |
Giá ngày 13/1 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 20/1 |
Giá ngày 13/1 |
Biến động giảm (%) |
DPG |
84.7 |
43.4 |
95,16 |
SID |
29.5 |
50.8 |
-41,93 |
IME |
20 |
11.6 |
72,41 |
DCD |
12.3 |
20.5 |
-40 |
QCC |
10 |
6.2 |
61,29 |
CAD |
0.4 |
0.6 |
-33,33 |
S12 |
0.9 |
0.6 |
50 |
AMP |
17 |
25.4 |
-33,07 |
THW |
9.6 |
6.9 |
39,13 |
DCF |
7 |
10 |
-30 |
FOX |
102 |
75.6 |
34,92 |
TNM |
3 |
4.1 |
-26,83 |
GTT |
0.4 |
0.3 |
33,33 |
DBM |
17.8 |
24 |
-25,83 |
NTC |
40.1 |
31.5 |
27,3 |
DND |
8.4 |
11.3 |
-25,66 |
VNN |
6.3 |
5 |
26 |
PSG |
0.3 |
0.4 |
-25 |
GTN |
5 |
4 |
25 |
VFC |
8.1 |
10.8 |
-25 |
Trong khi đó, sau một tuần chào sàn với sắc tím ấn tượng, SID của CTCP Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op đã chịu áp lực bán ra và quay đầu giảm sàn 5 phiên liên tiếp trong tuần qua. Với mức giảm 21.300 đồng/CP, tương ứng giảm gần 42%, SID trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần.
Cũng có mức giảm tới 40% là DCD của CTCP Du lịch và Thương mại DIC. Mặc dù là thành viên khá cũ nhưng với việc không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại - ngày 18/1, DCD đã giảm hết biên độ, tương ứng mức giảm 40% từ mức giá 20.500 đồng/CP xuống mức 12.300 đồng/CP.
Trên sàn HNX, PIV của CTCP PIV là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Với 1 phiên đứng giá duy nhất đầu tuần và 4 phiên tăng mạnh, PIV đã vượt xa các cổ phiếu khác với mức tăng lên tới hơn 40%.
Trong tuần qua, PIV đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong Công ty. Cụ thể, PIV dự kiến phát hành 750.000 cổ phiếu theo tỷ lệ 4,76%. Lượng cổ phiếu này sẽ không hạn chế chuyển nhượng.
Ngoại trừ PIV, các cổ phiếu khác trong bảng xếp hạng có biên độ tăng khá hẹp. Trong đó, TV3 của CTCP tư vấn Xây dựng điện 3 đứng ở vị trí thứ 2 với mức tăng 20,55%; các mã tiếp đó có mức tăng hơn 10%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 16-20/1
Mã |
Giá ngày 20/1 |
Giá ngày 13/1 |
Biến động (%) |
Mã |
Giá ngày 20/1 |
Giá ngày 13/1 |
Biến động (%) |
PIV |
12.9 |
9.2 |
40,22 |
SIC |
8 |
13.1 |
-38,93 |
TV3 |
39.3 |
32.6 |
20,55 |
KDM |
11.3 |
15.3 |
-26,14 |
BHT |
8.5 |
7.2 |
18,06 |
PCG |
5.8 |
7.8 |
-25,64 |
LCS |
3.3 |
2.8 |
17,86 |
TET |
22.1 |
29 |
-23,79 |
BSC |
35.2 |
30.1 |
16,94 |
DST |
23.2 |
30.1 |
-22,92 |
SDG |
23.6 |
20.5 |
15,12 |
PDC |
3.6 |
4.5 |
-20 |
CTS |
7.3 |
6.4 |
14,06 |
PPP |
10.4 |
13 |
-20 |
VE4 |
12.2 |
10.8 |
12,96 |
SGH |
16.1 |
20.1 |
-19,9 |
KHL |
0.9 |
0.8 |
12,5 |
INN |
55.9 |
69.5 |
-19,57 |
KMT |
10.1 |
9 |
12,22 |
PXA |
1.3 |
1.6 |
-18,75 |
Ở chiều ngược lại, gương mặt cũ SIC của CTCP Đầu tư – Phát triển Sông Đà vẫn là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Với 5 phiên giảm sàn, giá cổ phiếu SIC đã giảm từ mức 13.100 đồng/Cp xuống mức 8.000 đồng/Cp, tương ứng giảm 38,93%.
Tiếp đó, KDM có 2 phiên đứng giá và 3 phiên giảm sàn, với mức giảm hơn 26%. Tuy nhiên, thanh khoản của KDM vẫn khá tích cực với tổng khối lượng khớp lệnh cả tuần đạt 2,83 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 31,87 tỷ đồng.
Tương tự sàn HNX, trên sàn HOSE, biên độ tăng cũng được nới rộng so với tuần trước. Trong đó, KAC của CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An vẫn là quán quân của bảng xếp hạng với 5 phiên liên tiếp khoác áo tím đã có mức tăng gần 40% (trong khi tuần trước con số này hơn 30%).
Ngoại trừ KAC, các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng tăng khá hạn chế. Không có mã nào tăng tới 20%. Đứng ở vị trí thứ 2 là ATA của CTCP NTACO với mức tăng đạt 19,3%; 2 mã đứng cuối bảng là ADS và SCD có mức tăng 6-7%.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 16-20/1
Mã |
Giá ngày 20/1 |
Giá ngày 13/1 |
Biến động (%) |
Mã |
Giá ngày 20/1 |
Giá ngày 13/1 |
Biến động (%) |
KAC |
9.54 |
6.82 |
39,88 |
CDO |
3.32 |
4.73 |
-29,81 |
ATA |
0.68 |
0.57 |
19,3 |
ATG |
1.97 |
2.79 |
-29,39 |
NVT |
1.87 |
1.62 |
15,43 |
SGT |
4.13 |
5.5 |
-24,91 |
TIX |
34.95 |
30.6 |
14,22 |
KSH |
1.89 |
2.41 |
-21,58 |
BTT |
35.05 |
30.85 |
13,61 |
ANV |
4.4 |
5.2 |
-15,39 |
LDG |
6.35 |
5.63 |
12,79 |
TYA |
10.4 |
12.2 |
-14,75 |
MDG |
13 |
11.55 |
12,55 |
FDC |
24.05 |
28.2 |
-14,72 |
LCG |
4.52 |
4.07 |
11,06 |
APG |
5.12 |
6 |
-14,67 |
ADS |
22.25 |
20.75 |
7,23 |
HID |
14.9 |
17.3 |
-13,87 |
SCD |
48.1 |
45 |
6,89 |
HQC |
1.88 |
2.18 |
-13,76 |
Trái lại, cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần vẫn là CDO của CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị với mức giảm đạt gần 30%.
Tuần qua, CDO tiếp tục duy trì những phiên giảm sàn với lượng dư bán sàn vài triệu đơn vị trong mỗi phiên, cổ phiếu này đã ghi nhận phiên giảm sàn thứ 31, đưa mức giá 34.000 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 5/12) xuống chỉ còn 3.320 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 20/1), tương ứng giảm 90,51%.
Người bạn đồng hành là ATG của CTCP An Trường An cũng ghi nhận phiên giảm sàn thứ 28 liên tiếp từ mức giá 12.450 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 14/12) xuống chỉ còn 1.970 đồng/Cp (giá đóng cửa ngày 20/1), tương ứng giảm tới 84,18%. Trong đó, tuần qua, ATG tiếp tục giữ mức giảm xấp xỉ tuần trước, đạt hơn 29%.