Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng tân binh

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng tân binh

(ĐTCK) Đà tăng của thị trường được nối dài lên tuần thứ 6 liên tiếp nhờ nỗ lực của bên mua nhằm giữ xanh thị trường, trong khi đó, bên bán tỏ ra không quyết liệt và chỉ lựa giá cao để chốt lời. Thanh khoản sụt giảm nhẹ với trung bình khoảng 4.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 18,17 điểm (+1,9%), lên 987,05 điểm. Giá trị giao dịch giảm 2,6% xuống 20.734 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 0,9% lên 910 triệu cổ phiếu

HNX-Index tăng 3,6 điểm (+3,3%), lên 111,62 điểm. Giá trị giao dịch giảm 17,5% xuống 2.800 tỷ đồng, khối lượng giao dịch giảm 21,5% xuống 185,08 triệu cổ phiếu.

Với việc thị trường tiếp tục tăng thì gần như toàn bộ các nhóm ngành trụ cột đều tăng, nhưng mức tăng cũng khá khiêm tốn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 1,2%, với VCB không đổi, CTG (+0,4%), BID (+7,4%), MBB (+0,4%), STB (+0,9%), TCB (+0,4%), HDB (+0,27%), VPB (-3,65%), ACB (+5,4%), SHB (+1,2%)...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán với đa số tăng như SSI (+1,7%), HCM (+2,6%), VCI (+1,4%), VND (+7%), SHS (+1,4%)...

Nhóm dầu khí hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu thế giới và đồng loạt tăng trở lại  +6,5% giá trị với GAS (+5,5%), PVD (+11,1%), PVS (+8,9%), PVB (+5,5%)...

Ở chiều ngược lại, nhóm dược phẩm và y tế điều chỉnh giảm 1,6%, nguyên nhân chủ yếu do trụ cột DHG (-3,5%).

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý nhất có lẽ là  2 tân binh CRC và YBM mới chào sàn trong tuần vừa qua.

Theo đó, vào ngày 20/8, 15 triệu cổ phiếu CRC của CTCP Create Capital Việt Nam giao dịch phiên đầu tiên với giá tham chiếu 12.700 đồng, và đã có 4 phiên liên tiếp tăng trần (19,7%; 6,9%; 6,8%; 6,9%), sau đó chỉ chịu ‘chịu ngơi’ đôi chút khi +2,4% trong phiên cuối tuần.

Thanh khoản khớp lệnh tuy không lớn, nhưng đã tăng dần qua các phiên, từ hơn 170.000 đơn vị trong phiên đầu tiên, đã có gần 300.000 đơn vị trong phiên cuối tuần.

Cổ phiếu YBM của CTCP Khoáng sản công nghiệp Yên Bái ấn tượng không kém, khi xấp xỉ 13 triệu cổ phiếu giao dịch ngày đầu tiên vào 21/8, với giá tham chiếu 14.900 đồng, cũng đã kịp tăng trần trong cả 4 phiên (19,8%; 6,7%; 6,8%; 6,9%).

Thanh khoản gia tăng mạnh, khi 2 phiên đầu tiên chỉ từ 30.000 – 40.000 đơn vị khớp lệnh, nhưng 2 phiên sau nhảy vọt lên 200.000 và 544.000 đơn vị.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 17/8- 24/8:

Giá ngày 17/8

Giá ngày 24/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 17/8

Giá ngày 24/8

Biến động giảm (%)

CRC

12.7

(20/8)

19

49,61

TNI

11.9

9.48

-20,34

YBM

14.90

(21/8)

21.75

45,97

TDG

7

5.7

-18,57

SMA

10

13.9

39,00

RIC

6.93

6.01

-13,28

FCM

5.93

7.76

30,86

KAC

17.35

15.05

-13,26

SC5

26.95

32.9

22,08

TAC

40

35

-12,50

DHM

2.59

3.12

20,46

HTL

21.15

18.7

-11,58

PLP

13.95

16.8

20,43

CMV

14.7

13

-11,56

HTT

3.09

3.72

20,39

CCI

14.9

13.4

-10,07

PPI

1.1

1.28

16,36

KDC

33.3

30

-9,91

CMG

22.4

25.75

14,96

HRC

39.1

35.35

-9,59

Ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm sâu đáng kể có TNI, mã này giảm mạnh có lẽ bởi gặp áp lực chốt lời, sau khi đã hút lực mua trong khoảng 1 tháng trở lại đây do lần đầu trong năm nay, cổ phiếu này về được mệnh giá vào ngày cuối tháng 7/2018.

Tuy nhiên, việc cổ phiếu này không thể bứt phá sau đó, mà chỉ lình xình đã khiến nhà đầu tư có phần mất kiên nhẫn, và khi giá cổ phiếu này vọt lên trên gần 12.000 đồng thì đã bị xả mạnh.

TDG tiếp tục trở thành tâm điểm, khi gần đây thường xuyên xuất hiệm game “kéo - xả”, cứ một vài phiên giảm sâu thì lại được nâng đỡ trở lại bằng 1 phiên tăng khá.

Tuy nhiên, chỉ tính trong vòng 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu này cũng đã mất gần 50% giá trị, khi giảm từ vùng 11.000 đồng xuống 5.700 đồng/cổ phiếu phiên cuối tuần này.

KDC giảm nhiều khả năng đến từ thông tin không tích cực từ hoạt động kinh doanh.

Theo đó, công ty giải trình nguyên nhân lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm của công ty mẹ âm hơn 72,1 tỷ đồng, và lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ 10,9 tỷ đồng do quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh và phát sinh chi phí.

Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý tiếp tục là SRA. Mã này đã có tuần thứ 3 liên tiếp lọt vào top 10 các mã tăng cao nhất sàn, tuần trước mã này tăng 18,18%, và tuần trước nữa tăng tới 59,31%.

Tính từ ngày 27/7/2018, khi mà SRA công bố báo cáo tài chính quý II/2018 với doanh thu thuần 52,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ vỏn vẹn 4,2 tỷ đồng, cùng lợi nhuận sau thuế hơn 29,3 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần con số chưa đến nửa tỷ đồng của quý II/2017, thì giá cổ phiếu này đã tăng một mạch từ 9.700 đồng lên 39.900 đồng/cổ phiếu đóng cửa phiên cuối tuần trước, tương đương mức tăng hơn 311% chỉ trong 21 phiên.

Ngoài ra, CEO tăng tốt nhiều khả năng đến từ thông tin trong tuần tới, ngày 28/8 sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 2017 bằng tiền theo tỷ lệ 10% và tin đồn luật đặc khu sẽ được Quốc hội xem xét vào tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2018.

Ngược lại, AAV bị nhà đầu tư chốt lời, sau khi tuần trước lọt top các mã tăng tốt nhất khi +12,7% giá trị.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 17/8- 24/8:

Giá ngày 17/8

Giá ngày 24/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 17/8

Giá ngày 24/8

Biến động giảm (%)

HTP

4.1

6.3

53,66

AAV

30.2

21.7

-28,15

SRA

27.3

39.9

46,15

APP

7.71

5.9

-23,48

CKV

14.7

20.9

42,18

PCN

3.6

2.8

-22,22

HVA

5

7.1

42,00

SGH

63

51

-19,05

FID

1.7

2.4

41,18

VNF

44.6

36.2

-18,83

AMV

16.1

20.6

27,95

BKC

8.5

7

-17,65

KSK

0.4

0.5

25,00

NGC

9.8

8.1

-17,35

CEO

12.7

15.3

20,47

HHG

3

2.5

-16,67

VIX

6.5

7.8

20,00

LUT

3

2.6

-13,33

PCE

6.6

7.9

19,70

LM7

4

3.5

-12,50

Trên sàn UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần này tiếp tục không có diễn biến đáng kể nào, khi vẫn đa số là các mã có thanh khoản rất thấp, vài trăm và nhiều nhất là vài nghìn đơn vị khớp lệnh mỗi phiên cũng đủ khiến các mã này biến động lớn.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UpCoM tuần từ 17/8- 24/8:

Giá ngày 17/8

Giá ngày 24/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 17/8

Giá ngày 24/8

Biến động giảm (%)

NQN

6.2

12.1

95,16

SPA

19.9

9.7

-51,26

TCK

3.2

5.4

68,75

KHL

0.4

0.2

-50,00

CFC

8.5

12.3

44,71

PTO

7.8

4.7

-39,74

LKW

19

26.6

40,00

LMC

18

11.1

-38,33

CID

3.3

4.6

39,39

TVP

38.9

25

-35,73

KIP

37

51.5

39,19

BHP

9.9

7

-29,29

VAV

40.25

55

36,64

SPC

20.4

14.9

-26,96

DCD

6.6

9

36,36

NDC

34

26.2

-22,94

BMD

7.4

10

35,14

VET

62

48

-22,58

AVF

0.3

0.4

33,33

EIN

5.4

4.2

-22,22

Tin bài liên quan