Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng cổ phiếu “đắt” nhất thị trường

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng cổ phiếu “đắt” nhất thị trường

(ĐTCK) Bất chấp sức nặng của cổ phiếu "đắt" nhất thị trường, VCF đã tạo ấn tượng khi "âm thầm" leo đỉnh và lọt vào top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần.

Tuần qua, mặc dù tâm lý nhà đầu tư thận trọng khiến thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể, nhưng thị trường vẫn duy trì đà tăng khá tốt nhờ sự hồi phục nhẹ của nhóm trụ cột ngân hàng cùng sự dẫn dắt của một số mã có vốn hóa lớn.

Trong đó, VN-Index không chỉ vượt mốc 770 điểm thành công và tiếp tục leo lên đỉnh cao mới khi đóng cửa phiên cuối tuần ở mức cao nhất trong khoảng 10 năm qua. Tổng kết tuần, VN-Index tăng 7,46 điểm (+1%) lên 776,47 điểm; trong khi đó HNX-Index cũng khởi sắc trở lại sau phiên điều chỉnh với mức tăng 0,87 điểm (+0,9%) lên 99,14 điểm.

Không chỉ các mã có vốn hóa lớn nhất nhì thị trường tăng tốt, trong tuần qua, nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng nổi lên nhiều điểm sáng với nhiều mã liên tiếp đón nhận những phiên tăng trần và lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất.

Điển hình là OGC. Với 5 phiên tăng trần liên tiếp và khối lượng khớp lệnh tăng mạnh lên đến hơn 10-20 triệu đơn vị, OGC đã có mức tăng trưởng đạt 38,56%.

Trong tuần qua, OGC đã thay đổi một loạt nhân sự cấp cao trong bộ máy lãnh đạo Công ty, gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, cùng Thành viên ban kiểm soát.

Một cổ phiếu thị trường cũng đã tăng trưởng khá tốt và góp mặt trong bảng xếp hạng này là TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, với mức tăng gần 20% và đứng ở vị trí thứ 7.

Tâm điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng là sự xuất hiện của cổ phiếu VCF của CTCP VinaCafé Biên Hòa. Với các giao dịch khá hạn chế với lượng khớp chỉ lên đến vài nghìn đơn vị nhưng tuần qua, VCF đã liên tiếp tăng khá mạnh, từ mức giá 180.000 đồng/CP lên 221.000 đồng/CP, tương ứng tăng 22,78%.

Không chỉ tạo ấn tượng bởi đây là mức giá cao nhất trong khoảng 4 năm qua, với những phiên khởi sắc trong tuần qua, VCF cũng đã trở lại với vị trí là cổ phiếu “đắt” nhất thị trường, vượt SAB và CTD.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 26-30/6

Giá ngày 30/6

Giá ngày 23/6

Biến động tăng (%)

Giá ngày 30/6

Giá ngày 23/6

Biến động giảm (%)

CCL

6.99

5

39,8

QBS

8.95

11.5

-22,17

LEC

29.3

21

39,52

KAC

27.4

34

-19,41

HII

21.15

15.2

39,14

CTF

25.65

31.7

-19,09

OGC

2.12

1.53

38,56

DHM

7.13

8.75

-18,51

STT

9.4

7.44

26,34

PNC

15.85

18.4

-13,86

VCF

221

180

22,78

TTF

7.65

8.8

-13,07

TSC

4.31

3.6

19,72

SSC

55.2

62

-10,97

LIX

52

44.8

16,07

CMG

16.5

18.4

-10,33

HDC

15.2

13.3

14,29

SII

21.05

23

-8,48

VID

8.87

7.8

13,72

TCM

29.8

32.5

-8,31

Ở chiều ngược lại, QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần trên sàn HOSE.

Trái với những phiên đua sắc tím trong những ngày đầu tháng 6, cổ phiếu QBS đã chịu áp lực bán khá lớn trong tuần cuối cùng của tháng và đã đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, trở lại mức giá dưới mệnh giá. Cụ thể, từ mức 11.500 đồng/CP, QBS đã bị kéo tụt xuống mức 8.950 đồng/CP, tương ứng giảm 22,17%.

Tương tự, cổ phiếu CTF của CTCP City Auto sau chuỗi ngày tăng trần liên tiếp kể từ khi chào sàn, đã bắt đầu chịu áp lực bán ra ồ ạt và quay đầu giảm sàn trong tuần trước đó. Tuy nhiên, CTF đã may mắn thoát top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần trước nhờ những phiên khoe sắc tím đầu tuần, nhưng trong tuần cuối tháng 6, cổ phiếu này đã rơi vào bảng xếp hạng này.

Cụ thể, với 4 phiên giảm sâu, trong đó có 3 phiên giảm trần và duy nhất phiên hồi phục tăng hết biên độ trong ngày cuối tuần, giá cổ phiếu CTF đã giảm từ mức 31.700 đồng/CP xuống 25.650 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 19%.

Trên sàn HNX, biên độ tăng có phần thu hẹp đáng kể khi UNI của CTCP Viễn Liên là quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng 33,33%, đây cũng là cổ phiếu duy nhất có mức tăng trưởng hơn 30%.

Mới đây, UNI đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên năm 2017 và thông qua kế hoạch kinh doanh trong năm nay với doanh thu dự kiến 30 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1 tỷ đồng. Đồng thời, Đại hội cũng thông qua việc hủy bỏ phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ đã được thông qua tại ĐHCĐ năm 2016 và thống nhất sẽ không phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2017.

Đứng ở vị trí thứ 2 là SJ1 của Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Hùng Hậu với mức tăng 27,39%. Ngay sau thông tin chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 6%, SJ1 đã đón nhận tuần giao dịch khởi sắc khi liên tiếp tăng mạnh trong 4 phiên đầu tuần và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 26-30/6

Giá ngày 30/6

Giá ngày 23/6

Biến động tăng (%)

Giá ngày 30/6

Giá ngày 23/6

Biến động giảm (%)

UNI

5.2

3.9

33,33

VAT

5.7

7.7

-25,97

SJ1

20

15.7

27,39

NVB

7.2

9.5

-24,21

PVL

3.8

3

26,67

G20

2

2.6

-23,08

HHC

60

48.5

23,71

SGD

10.8

13.5

-20

SDE

2.2

1.8

22,22

VXB

12

14.8

-18,92

VC9

10.7

8.8

21,59

PDC

6.5

7.9

-17,72

VBC

96.8

80.1

20,85

BXH

12.1

14.6

-17,12

MKV

17.6

14.9

18,12

PCG

7.5

9

-16,67

API

35

30

16,67

DPS

2.7

3.1

-12,9

MSC

19.9

17.1

16,37

POT

18

20.3

-11,33

Trái lại, cổ phiếu VAT của Công ty Cổ phần VT Vạn Xuân sau một tuần tăng tốc mạnh đã chịu áp lực bán mạnh trong tuần qua và liên tiếp quay đầu giảm sâu.

Với 4 phiên giảm, trong đó 3 phiên đầu tuần giảm sàn và 1 phiên tăng trần ngày 29/6, giá cổ phiếu VAT đã giảm từ mức 7.700 đồng/CP xuống mức 5.700 đồng/CP, tương ứng giảm gần 26% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần.

Tiếp theo đó là các mã cũng có mức giảm hơn 20% gồm NVB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân, G20 của Công ty cổ phần Đầu tư Dệt may G.Home, SGD của Công ty cổ phần Sách Giáo dục tại T.P Hồ Chí Minh.

Tương tự, trên sàn UPCoM, độ rộng của các mã cũng bị thu hẹp đáng kể.

Cổ phiếu YBC của Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng đạt hơn 60%.

Tuần qua, với 4 phiên tăng mạnh và 1 phiên đứng giá, giá cổ phiếu YBC đã được kéo từ mức 7.400 đồng/CP lên mức 11.900 đồng/CP. Thanh khoản của YBC vẫn duy trì với những phiên giao dịch chỉ vài trăm đơn vị.

Được biết, cổ phiếu YBC đã có bước phi nước đại trong tháng 6 qua. Cụ thể, từ mức giá 2.600 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 31/5) lên 11.900 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 30/6), tương ứng cổ phiếu YBC đã tăng gấp gần 3,6 lần.

Tiếp theo đó là “tân binh” PSN của Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Tổng hợp PTSC Thanh Hóa. Với 2 phiên giao dịch, giá cổ phiếu PSN đã tăng từ mức 12.300 đồng/CP (giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên) lên mức 18.900 đồng/CP, tương ứng tăng 53,66%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 26-30/6

Giá ngày 30/6

Giá ngày 23/6

Biến động tăng (%)

Giá ngày 30/6

Giá ngày 23/6

Biến động giảm (%)

YBC

11.9

7.4

60,81

DAC

13.4

26.1

-48,66

PSN*

18.9

12.3

53,66

DAR

6.5

10.1

-35,64

QPH

20.9

14.8

41,22

DNH

24

37

-35,14

AFX

5.5

3.9

41,03

CGV

9.1

13.1

-30,53

TTJ

43.4

31

40

BRS

7.2

10.3

-30,1

TTN

6.7

5

34

HJC

4

5.7

-29,83

VPR

18

13.5

33,33

SPA

15.9

22

-27,73

UDJ

7.2

5.4

33,33

BSL

18.5

25.5

-27,45

MTH

14.9

11.3

31,86

VTG

13.1

18

-27,22

VNI

9

7

28,57

TUG

8.9

11.6

-23,28

Trong khi đó, đà giảm của các mã trên sàn UPCoM tuần qua khá sâu. DAC là cổ phiếu giảm mạnh nhất, đạt tới 48,66%.

Chỉ với 2 phiên giảm sàn nhưng do quy định riêng đối với sàn UPCoM, sau chuỗi ngày dài nằm bất động ở mốc tham chiếu (trên 25 phiên liên tiếp), phiên giảm sàn ngày 28/6 đã khiến DAC giảm tới 39,8%. Tổng cộng tuần qua, giá cổ phiếu DAC đã giảm gần 49% với thanh khoản chỉ đạt 200 đơn vị, tương ứng tổng giá trị chưa tới 3 triệu đồng.

Tiếp đó, các mã có mức giảm trên 30% gồm DAR của CTCP Xe lửa Dĩ An, DNH của CTCP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, CGV của CTCP Sành sứ Thủy tinh Việt Nam, BRS của CTCP Dịch vụ đô thị Bà Rịa.

Tin bài liên quan